10 phép lịch sự phải biết khi du lịch Nhật Bản
Hiểu về những phép lịch sự cơ bản trong văn hóa Nhật sẽ rất hữu ích, nhất là khi bạn lần đầu đến thăm đất nước này, và cũng là để tránh rơi vào cảnh khó xử.
1. Để giày ở cửa ra vào: Đây là phép lịch sự tối thiểu, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay khi vừa vào nhà một người Nhật, hãy thể hiện sự tinh tế của mình bằng cách cởi giày, đặt chúng lên kệ ở lối ra vào. Ngoài ra, mũi giày cũng phải được xếp hướng về phía cửa. Người Nhật luôn có dép riêng dùng để đi trong nhà, tương tự là khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh. Đừng nhầm lẫn giữa 2 loại dép này!
2. Lưu ý trước khi ăn: Câu mời trên bàn ăn của người Nhật là “Itadakimasu”. Thỉnh thoảng, một chén cơm hoặc mì udon nhỏ sẽ được mang ra kèm với thức ăn mà bạn yêu cầu. Hãy bưng chén bát khi ăn cơm, đừng cúi người xuống bàn. Nếu thấy người phục vụ đặt lên bàn chiếc khăn nóng (Oshibori), hãy nhớ loại khăn này chỉ dùng để lau tay, tuyệt đối không lau mặt.
3. Ăn sushi đúng cách: Khi ăn Nigiri sushi, hãy nâng miếng cá tươi lên và chấm vào nước tương, cho wasabi vào phần cơm trước khi đặt lát cá về vị trí cũ. Để phần cá chạm vào lưỡi. Nếu có thể, hãy ăn sushi bằng tay mà không dùng đũa.
4. Tiền boa: Mọi dịch vụ tại Nhật Bản, từ đi taxi đến ăn uống tại nhà hàng, đều không chấp nhận tiền boa. Để lại tiền boa được xem như là một sự xúc phạm đối với người bản xứ. Nhiều chủ nhà hàng thậm chí đuổi theo khách một quãng đường dài, chỉ để trả phần tiền thừa mà họ bỏ lại sau khi thanh toán hóa đơn.
5. Bồn cầu hiện đại: Nếu từng tìm hiểu nhiều về Nhật Bản, bạn sẽ biết người Nhật có khu vực nhà vệ sinh rất thú vị. Hãy học cách sử dụng những chiếc bồn cầu có thể điều chỉnh nhiệt độ khi ngồi, phát ra âm thanh để che đậy những tiếng động… nhạy cảm. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe tiếng chim hót, hoặc thấy có 2-3 cuộn giấy trong phòng vệ sinh để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng.
6. Uống rượu sake: Ly uống rượu sake tại các nhà hàng thường được đặt trong khay gỗ hình vuông (gọi là masu). Đừng bất ngờ khi người phục vụ rót sake tràn ly, khiến rượu đầy cả phần masu. Đây là 1 trong những văn hóa hết sức thú vị của người Nhật, nhằm thể hiện sự hiếu khách của họ. Bạn nên uống hết rượu trong ly, sau đó rót sake ở masu vào và tiếp tục uống cạn.
7. Húp nước mì: Húp sì sụp khi ăn thường được xem là thô lỗ, nhưng ở Nhật Bản thì không. Việc ăn các loại mì như soba, udon, ramen… và húp nước thành tiếng được xem là một cách khách hàng tán thưởng đầu bếp, chứng tỏ bạn rất thích món ăn của họ.
8. Nhận tiền thừa ở quầy thanh toán: Khi bạn trả tiền mặt ở cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng, thu ngân sẽ đặt tiền thừa vào chiếc đĩa nhỏ. Trước đó, họ sẽ đếm phần tiền thừa này ngay trước mặt khách, hãy chú ý nhìn xem đã đủ chưa. Nếu không nhìn rõ, hãy đề nghị họ đếm lại mà đừng tự mình làm việc này. Đếm lại tiền thừa sau khi đã nhận là một hành vi thô lỗ.
Sau khi nhận tiền, nhân viên thu ngân sẽ nói một câu cảm ơn rất dài. Hãy kiên nhẫn đợi họ nói hết, nở nụ cười và cúi người theo góc 15 độ để chào tạm biệt. Nếu có thể, hãy thử nói từ “Arigatou” (Cảm ơn) như người bản xứ.
9. Khẩu trang y tế: Khách du lịch có thể sẽ nhìn thấy rất nhiều người bản xứ quanh mình đeo khẩu trang y tế. Họ có thể đang bị ho (hoặc cảm lạnh), và không muốn lây bệnh cho người khác. Vì giao thông công cộng là phương tiện đi lại chủ yếu ở Nhật, bạn cũng nên trang bị một hộp khẩu trang y tế nếu cảm thấy không khỏe, tránh tình trạng ho mà không có gì che chắn.
10. Thang cuốn: Mỗi thành phố ở Nhật đều có những quy định khác nhau về việc nên đứng ở phía nào khi đi thang cuốn, nhường đường cho những người đang vội. Nếu du lịch ở Osaka, bạn phải đứng về phía bên phải, còn ở Tokyo thì ngược lại.
2. Lưu ý trước khi ăn: Câu mời trên bàn ăn của người Nhật là “Itadakimasu”. Thỉnh thoảng, một chén cơm hoặc mì udon nhỏ sẽ được mang ra kèm với thức ăn mà bạn yêu cầu. Hãy bưng chén bát khi ăn cơm, đừng cúi người xuống bàn. Nếu thấy người phục vụ đặt lên bàn chiếc khăn nóng (Oshibori), hãy nhớ loại khăn này chỉ dùng để lau tay, tuyệt đối không lau mặt.
3. Ăn sushi đúng cách: Khi ăn Nigiri sushi, hãy nâng miếng cá tươi lên và chấm vào nước tương, cho wasabi vào phần cơm trước khi đặt lát cá về vị trí cũ. Để phần cá chạm vào lưỡi. Nếu có thể, hãy ăn sushi bằng tay mà không dùng đũa.
4. Tiền boa: Mọi dịch vụ tại Nhật Bản, từ đi taxi đến ăn uống tại nhà hàng, đều không chấp nhận tiền boa. Để lại tiền boa được xem như là một sự xúc phạm đối với người bản xứ. Nhiều chủ nhà hàng thậm chí đuổi theo khách một quãng đường dài, chỉ để trả phần tiền thừa mà họ bỏ lại sau khi thanh toán hóa đơn.
5. Bồn cầu hiện đại: Nếu từng tìm hiểu nhiều về Nhật Bản, bạn sẽ biết người Nhật có khu vực nhà vệ sinh rất thú vị. Hãy học cách sử dụng những chiếc bồn cầu có thể điều chỉnh nhiệt độ khi ngồi, phát ra âm thanh để che đậy những tiếng động… nhạy cảm. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe tiếng chim hót, hoặc thấy có 2-3 cuộn giấy trong phòng vệ sinh để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng.
6. Uống rượu sake: Ly uống rượu sake tại các nhà hàng thường được đặt trong khay gỗ hình vuông (gọi là masu). Đừng bất ngờ khi người phục vụ rót sake tràn ly, khiến rượu đầy cả phần masu. Đây là 1 trong những văn hóa hết sức thú vị của người Nhật, nhằm thể hiện sự hiếu khách của họ. Bạn nên uống hết rượu trong ly, sau đó rót sake ở masu vào và tiếp tục uống cạn.
7. Húp nước mì: Húp sì sụp khi ăn thường được xem là thô lỗ, nhưng ở Nhật Bản thì không. Việc ăn các loại mì như soba, udon, ramen… và húp nước thành tiếng được xem là một cách khách hàng tán thưởng đầu bếp, chứng tỏ bạn rất thích món ăn của họ.
8. Nhận tiền thừa ở quầy thanh toán: Khi bạn trả tiền mặt ở cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng, thu ngân sẽ đặt tiền thừa vào chiếc đĩa nhỏ. Trước đó, họ sẽ đếm phần tiền thừa này ngay trước mặt khách, hãy chú ý nhìn xem đã đủ chưa. Nếu không nhìn rõ, hãy đề nghị họ đếm lại mà đừng tự mình làm việc này. Đếm lại tiền thừa sau khi đã nhận là một hành vi thô lỗ.
Sau khi nhận tiền, nhân viên thu ngân sẽ nói một câu cảm ơn rất dài. Hãy kiên nhẫn đợi họ nói hết, nở nụ cười và cúi người theo góc 15 độ để chào tạm biệt. Nếu có thể, hãy thử nói từ “Arigatou” (Cảm ơn) như người bản xứ.
9. Khẩu trang y tế: Khách du lịch có thể sẽ nhìn thấy rất nhiều người bản xứ quanh mình đeo khẩu trang y tế. Họ có thể đang bị ho (hoặc cảm lạnh), và không muốn lây bệnh cho người khác. Vì giao thông công cộng là phương tiện đi lại chủ yếu ở Nhật, bạn cũng nên trang bị một hộp khẩu trang y tế nếu cảm thấy không khỏe, tránh tình trạng ho mà không có gì che chắn.
10. Thang cuốn: Mỗi thành phố ở Nhật đều có những quy định khác nhau về việc nên đứng ở phía nào khi đi thang cuốn, nhường đường cho những người đang vội. Nếu du lịch ở Osaka, bạn phải đứng về phía bên phải, còn ở Tokyo thì ngược lại.
Theo Zing
-
1 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
3 giờ trướcThừa nhận phở là món ăn hoàn hảo, xứng đáng để giới thiệu ra toàn cầu nhưng đầu bếp Mỹ cho rằng, theo cảm nhận riêng, anh thấy bún bò Huế ngon hơn.
-
5 giờ trướcChỉ một thay đổi nhỏ trong bữa ăn mỗi ngày không ngờ đã tạo ra chuyển biến lớn đối với sức khỏe của người đàn ông.
-
6 giờ trước3 trong số 6 du khách tử vong do ngộ độc methanol đã uống rượu mời của một nhà trọ.
-
7 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
8 giờ trướcNăm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
-
10 giờ trướcNgọn đèn vĩnh cửu hay còn gọi là Trường Minh Đăng với khả năng cháy sáng suốt hàng ngàn năm vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
-
11 giờ trướcMột thương hiệu pizza nổi tiếng mới đây đã gây ra không ít tranh cãi khi đưa vào thực đơn phiên bản bánh kèm ếch chiên vàng nguyên con trên bề mặt.
-
11 giờ trướcDo ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan, Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi.
-
12 giờ trướcLãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) khẳng định thông tin lan truyền trên mạng cho rằng phải chi ra 1,6 - 1,8 tỷ đồng để có "chân" đạp xích lô, bơi ghe là sai sự thật.
-
16 giờ trướcNgười dân bộ tộc này thọ hơn 100 tuổi, đồng thời trong hơn 900 năm qua không ai mắc ung thư dù sống gần như tách biệt với xã hội và cơ sở y tế vẫn còn thô sơ.
-
1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
1 ngày trướcNhân dịp sinh nhật, thầy giáo đã nghỉ hưu Albert Stiles tiết lộ bí quyết sống thọ là thường xuyên ăn củ dền từ khi còn nhỏ.
-
1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
-
2 ngày trướcTrứng được chứng minh là thực phẩm bổ dưỡng với sức khoẻ, vậy ăn trứng vào bữa sáng có tốt không?
-
2 ngày trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
-
2 ngày trướcNhiệt độ xuống dưới 0 độ C khiến băng tuyết xuất hiện phủ một lớp mỏng trên đỉnh núi Fansipan (tỉnh Lào Cai).
-
2 ngày trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
-
2 ngày trướcNhiều người tin tưởng và dự định sẽ đến Quảng Ninh để check-in tại bức tượng độc đáo này.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước