7 bộ phận "cấm" trên cơ thể bạn không nên chạm tay vào

Hãy luôn suy nghĩ cơ thể con người cũng giống như một ngôi đền: Nó thuộc về bạn nhưng có những vùng thiêng liêng mà bạn không nên đặt bàn tay “bẩn thỉu” lên.

"Nghiên cứu cho thấy rằng bàn tay là phương tiện lân truyền vi khuẩn đáng sợ nhất.

Ngay cả khi rửa tay đúng cách, bàn tay và ngón tay sẽ nhanh chóng nhiễm vi khuẩn từ môi trường xung quanh”, tiến sĩ Kellyy Reynolds, nhà nghiên cứu tại Trường cao đẳng Y tế Cộng đồng Zuckerman, thuộc Trường Đại học Arizona (Mỹ) giải thích.

Tình trạng còn nguy hiểm hơn nếu bạn không cắt móng tay thường xuyên. Nghiên cứu của Trường Đại học Nebraska cho thấy những người hay đeo nhẫn hoặc để móng tay dài 2 mm có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn hơn.

Vì thế, các chuyên gia tiết lộ 7 bộ phận không nên chạm tay vào.

Lỗ tai

"Cho bất cứ vật gì vào tai không chỉ truyền vi khuẩn vào trong lỗ tai mà nhiều khả năng sẽ làm da chỗ ống tai mỏng và dễ rách”, giáo sư John K. Niparko, chủ tịch khoa Tai mũi họng tại Trường đại học Y Keck Nam California (Mỹ) cho biết.

Nếu cảm thấy ngứa trong tai, bạn không nên tự chọc ngoáy. Đó có thể là dấu hiệu của sự tích tụ quá nhiều ráy tai, nhiễm chàm eczema hoặc nhiễm trùng tai. Vì vậy, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ để có cách vệ sinh, điều trị tai.

Khuôn mặt

Bạn chỉ có thể dùng tay để rửa mặt hoặc khi tay vừa được rửa sạch. Thế nhưng, bạn không nên thường xuyên dùng tay để chạm lên mặt vì các ngón tay có chứa dầu có thể gây bít lỗ chân lông gây mụn.

Không những thế, bàn tay chưa được rửa sạch lên mặt sẽ làm gia tăng lây lan vi trùng tới các vùng khác nhau trên mặt.

Hậu môn

Đừng bao giờ chạm vào khu vực nhạy cảm này. Bởi đây là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn có hại nhất trên cơ thể. Trong trường hợp bắt buộc, bạn chỉ nên dùng tay để rửa sạch hậu môn sau khi đại tiện. Và tất nhiên, nhớ phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

Mắt

Không nên lấy tay dụi và chà sát mắt. Thói quen này sẽ khiến vi trùng từ tay có thể gây ra các bệnh về mắt như đau mắt. Nguy hiểm hơn, móng tay của bạn có thể làm rách vùng da trong mắt.

Nếu "cửa sổ tâm hồn" gây khó chịu vì bụi bẩn hoặc dị vật, hãy dùng thuốc nhỏ mắt hoặc đến khám bác sĩ để được xử lý theo khoa học.

Miệng

Nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy, mọi người thường có thói quen đặt tay lên xung quanh miệng trung bình 23,6 lần/giờ khi cảm thấy chán nản trong công việc, và 6,3 lần/giờ ngay cả khi đang rất bận.

Đó thực sự là một vấn đề vì theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology, có từ1/3-1/4 các mầm bệnh thử nghiệm được lan truyền từ ngón tay đến miệng.

Bên trong lỗ mũi

Một nghiên cứu năm 2006 về tai mũi họng do Bệnh viện Dịch tễ học thực hiện cho thấy 51% khuẩn cầu chùm hay còn gọi là tụ cầu khuẩn truyền từ tay qua đường hô hấp bên trong lỗ mũi, gây nên các bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị.

Vùng da dưới móng tay

Có rất nhiều vi khuẩn khó chịu, trong đó có tụ cầu khuẩn sống ở phần da dưới móng tay. Đó chính là nguyên nhân tại sao bạn nên cắt móng tay thường xuyên. Vi khuẩn nấm men là loại rất hay trú ngụ ở vùng da này.


Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất