Bác sĩ bệnh viện công ồ ạt nghỉ việc: Tiền chưa phải là lý do chính
Trước thực trạng nhiều bác sĩ bỏ công sang tư, bỏ quê về phố, nhiều tỉnh đã có các chính sách thu hút nhân lực “đắt tiền”. Tuy nhiên, tiền chưa phải là lý do chính.
Xu thế tất yếu?
Nhận định về tình hình bác sĩ công ồ ạt bỏ việc, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T. Ư) cho biết, bác sĩ ra đi không phải vì thu nhập cao mà là “muốn có thu nhập cao một cách chân chính”.
Theo bác sĩ Cấp, bác sĩ ở bệnh viện (BV) công không phải không có cơ hội thu nhập cao. Họ có nhiều cách để tăng thu nhập cho mình như làm thêm giờ, mổ thêm ca, ăn tiền hoa hồng, nhận phong bì… “Nhưng đó là những thu nhập không chính thức, không công khai. Còn các BV tư trả công theo năng lực, các bác sĩ giỏi có thu nhập cao một cách chân chính” – bác sĩ Cấp cho biết.
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng nhận định, việc bác sĩ chuyển công tác để tìm cơ hội có thu nhập cao hơn cùng là xu hướng của nhiều ngành nghề khác, không có gì cá biệt.
Theo ông Quang, các bác sĩ BV công, nhất là tuyến T. Ư chịu rất nhiều áp lực khi bệnh nhân quá đông, điều kiện cơ sở vật chất còn cũ kỹ, chật chội, người bệnh đòi hỏi ngày càng cao, dễ xảy ra sai sót. Còn bác sĩ BV huyện lại vắng bệnh nhân, không có điều kiện nâng cao tay nghề, thu nhập thấp… “Nếu họ tìm được nơi làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn thì việc ra đi là tất yếu. Một bác sĩ muốn khám chữa bệnh được phải học hành 9-10 năm nhưng lại lĩnh lương theo hệ số “cơ bản” như người học 4 năm thì không tương xứng. Do đó, các BV công cần có cơ chế để giữ chân các bác sĩ giỏi” .
“Làn sóng” bác sĩ ở BV công bỏ việc không còn mới mẻ. Tháng 5.2016, 3 Trưởng khoa của BV Đa khoa khu vực Cái Nước tỉnh Cà Mau xin nghỉ việc vì lý do “thu nhập thấp”. Tại BV Đa khoa tỉnh Cà Mau cũng có 10 bác sĩ xin nghỉ trong năm 2015. Theo thống kê của Sở Y tế Đăk Lăk, trong vòng 3 năm gần đây, có tới 48 bác sĩ ở BV công xin nghỉ việc, đa số là bác sĩ chuyên khoa, chuyên khoa I, thạc sĩ. Tại tỉnh Bạc Liêu đã có 14 bác sĩ bỏ BV công về BV tư làm việc.
Bác sĩ… 100 triệu đồng
Trong khi nhiều ngành nghề, sinh viên ra trường thất nghiệp, thì ngành y lại được ưu ái nhiều hơn cả. Đơn cử như nghị quyết mới nhất nhằm thu hút nhân lực ngành y của tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chi tới 240 triệu đồng cho một tiến sĩ y khoa nếu vị đó về tỉnh công tác, thạc sĩ sẽ được hưởng 180 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa 1 là 120 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa 2 là 150 triệu đồng, bác sĩ có bằng khá giỏi là 100 triệu đồng, học lực trung bình cũng lĩnh 60 triệu đồng. Nếu các bác sĩ này chấp nhận về huyện công tác thì được lĩnh 120 triệu đồng, về tới xã là 140 triệu đồng. Khoản tiền này sẽ được cấp 1 lần.
Tuy nhiên, ông Phạm An Hùng – Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, chế độ đãi ngộ cao nhưng cũng không chắc đã thu hút được bác sĩ. Hiện BV Lào Cai mới có 150 bác sĩ và đang thiếu tới 30 bác sĩ. Dự tính đến năm 2020, khi BV mở rộng nâng số giường từ 600 lên 1.000 phải cần tới 150 bác sĩ nữa. “Đây là con số quá khó thực hiện” - ông Hùng cho biết.
Từ đầu năm đến nay, BV Lào Cai đã xuất hiện tình trạng một số bác sĩ sau khi được cử về Hà Nội học nâng cao tay nghề đã “một đi không trở lại”. Các bác sĩ này sẵn sàng chi trả tới 300 triệu đồng để “đền bù” tiền ăn học, trách nhiệm cho BV để về BV T.Ư. Một vị tiến sĩ duy nhất của BV sau khi được BV VIMEC (BV tư) bồi dưỡng cũng đã ngấp nghé ra đi, BV Lào Cai đã phải dùng mọi cách thuyết phục, động viên để giữ người. Tuy nhiên, ông Hùng vẫn thấy “thấp thỏm” sợ mất người bất cứ lúc nào.
Trước sự đe doạ mất nhân lực, hiện BV Lào Cai đã phải mời cả luật sư đến để tư vấn về chính sách, chế độ, yêu cầu các bác sĩ ký cam đoan trước khi cử cán bộ đi học.
Về thực trạng nhiều bác sĩ công bỏ việc sang tư, ông Huỳnh Quốc Việt – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau lại cho rằng, việc dịch chuyển bác sĩ này là bình thường. “Hiện tỷ lệ bác sĩ ở Cà Mau là 9/10.000 dân, cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước, 54% trạm y tế cũng đã có bác sĩ. Chúng tôi đang có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 11-12 bác sĩ/10.000 dân” – ông Việt cho biết.
Theo ông Việt, bác sĩ đã muốn đi dù có các chính sách ưu tiên, khuyến khích cũng khó giữ. Các bác sĩ được đưa đi đào tạo tay nghề có cam kết phải phục vụ BV trong một thời gian nhất định, hết thời gian họ đi cũng không giữ được, thậm chí không ít người bồi hoàn phí đào tạo để ra đi. “Chúng tôi luôn có các chính sách đào tạo, tuyển dụng, bác sĩ này đi có bác sĩ khác về” – ông Việt khẳng định.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, một bác sĩ học đại học hết 6 năm, để hành nghề được lại tiếp tục học 4-6 năm nữa. Chi phí đào tạo, chi phí “tuổi xuân” là rất lớn. Còn để hành nghề tốt, các bác sĩ phải thường xuyên cập nhật thông tin, bỏ tiền theo học các lớp ở nước ngoài. Chỉ riêng tiền mua tạp chí y học quốc tế để cập nhật kỹ thuật mới hàng tháng cũng mất 200-250USD (4-5 triệu đồng). Vậy mà lương lại chỉ được tính theo hệ số cơ bản, 5-7 triệu đồng/tháng là rất bất hợp lý.
Nhận định về tình hình bác sĩ công ồ ạt bỏ việc, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T. Ư) cho biết, bác sĩ ra đi không phải vì thu nhập cao mà là “muốn có thu nhập cao một cách chân chính”.
Theo bác sĩ Cấp, bác sĩ ở bệnh viện (BV) công không phải không có cơ hội thu nhập cao. Họ có nhiều cách để tăng thu nhập cho mình như làm thêm giờ, mổ thêm ca, ăn tiền hoa hồng, nhận phong bì… “Nhưng đó là những thu nhập không chính thức, không công khai. Còn các BV tư trả công theo năng lực, các bác sĩ giỏi có thu nhập cao một cách chân chính” – bác sĩ Cấp cho biết.
Bệnh viện Đa khoa Lào Cai đang có hiện tượng bác sĩ “bỏ quê về phố”.
Ảnh chụp tại BV Lào Cai. Ảnh: T.L
Ảnh chụp tại BV Lào Cai. Ảnh: T.L
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng nhận định, việc bác sĩ chuyển công tác để tìm cơ hội có thu nhập cao hơn cùng là xu hướng của nhiều ngành nghề khác, không có gì cá biệt.
Theo ông Quang, các bác sĩ BV công, nhất là tuyến T. Ư chịu rất nhiều áp lực khi bệnh nhân quá đông, điều kiện cơ sở vật chất còn cũ kỹ, chật chội, người bệnh đòi hỏi ngày càng cao, dễ xảy ra sai sót. Còn bác sĩ BV huyện lại vắng bệnh nhân, không có điều kiện nâng cao tay nghề, thu nhập thấp… “Nếu họ tìm được nơi làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn thì việc ra đi là tất yếu. Một bác sĩ muốn khám chữa bệnh được phải học hành 9-10 năm nhưng lại lĩnh lương theo hệ số “cơ bản” như người học 4 năm thì không tương xứng. Do đó, các BV công cần có cơ chế để giữ chân các bác sĩ giỏi” .
“Làn sóng” bác sĩ ở BV công bỏ việc không còn mới mẻ. Tháng 5.2016, 3 Trưởng khoa của BV Đa khoa khu vực Cái Nước tỉnh Cà Mau xin nghỉ việc vì lý do “thu nhập thấp”. Tại BV Đa khoa tỉnh Cà Mau cũng có 10 bác sĩ xin nghỉ trong năm 2015. Theo thống kê của Sở Y tế Đăk Lăk, trong vòng 3 năm gần đây, có tới 48 bác sĩ ở BV công xin nghỉ việc, đa số là bác sĩ chuyên khoa, chuyên khoa I, thạc sĩ. Tại tỉnh Bạc Liêu đã có 14 bác sĩ bỏ BV công về BV tư làm việc.
Bác sĩ… 100 triệu đồng
Trong khi nhiều ngành nghề, sinh viên ra trường thất nghiệp, thì ngành y lại được ưu ái nhiều hơn cả. Đơn cử như nghị quyết mới nhất nhằm thu hút nhân lực ngành y của tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chi tới 240 triệu đồng cho một tiến sĩ y khoa nếu vị đó về tỉnh công tác, thạc sĩ sẽ được hưởng 180 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa 1 là 120 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa 2 là 150 triệu đồng, bác sĩ có bằng khá giỏi là 100 triệu đồng, học lực trung bình cũng lĩnh 60 triệu đồng. Nếu các bác sĩ này chấp nhận về huyện công tác thì được lĩnh 120 triệu đồng, về tới xã là 140 triệu đồng. Khoản tiền này sẽ được cấp 1 lần.
Tuy nhiên, ông Phạm An Hùng – Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, chế độ đãi ngộ cao nhưng cũng không chắc đã thu hút được bác sĩ. Hiện BV Lào Cai mới có 150 bác sĩ và đang thiếu tới 30 bác sĩ. Dự tính đến năm 2020, khi BV mở rộng nâng số giường từ 600 lên 1.000 phải cần tới 150 bác sĩ nữa. “Đây là con số quá khó thực hiện” - ông Hùng cho biết.
Từ đầu năm đến nay, BV Lào Cai đã xuất hiện tình trạng một số bác sĩ sau khi được cử về Hà Nội học nâng cao tay nghề đã “một đi không trở lại”. Các bác sĩ này sẵn sàng chi trả tới 300 triệu đồng để “đền bù” tiền ăn học, trách nhiệm cho BV để về BV T.Ư. Một vị tiến sĩ duy nhất của BV sau khi được BV VIMEC (BV tư) bồi dưỡng cũng đã ngấp nghé ra đi, BV Lào Cai đã phải dùng mọi cách thuyết phục, động viên để giữ người. Tuy nhiên, ông Hùng vẫn thấy “thấp thỏm” sợ mất người bất cứ lúc nào.
Trước sự đe doạ mất nhân lực, hiện BV Lào Cai đã phải mời cả luật sư đến để tư vấn về chính sách, chế độ, yêu cầu các bác sĩ ký cam đoan trước khi cử cán bộ đi học.
Về thực trạng nhiều bác sĩ công bỏ việc sang tư, ông Huỳnh Quốc Việt – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau lại cho rằng, việc dịch chuyển bác sĩ này là bình thường. “Hiện tỷ lệ bác sĩ ở Cà Mau là 9/10.000 dân, cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước, 54% trạm y tế cũng đã có bác sĩ. Chúng tôi đang có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 11-12 bác sĩ/10.000 dân” – ông Việt cho biết.
Theo ông Việt, bác sĩ đã muốn đi dù có các chính sách ưu tiên, khuyến khích cũng khó giữ. Các bác sĩ được đưa đi đào tạo tay nghề có cam kết phải phục vụ BV trong một thời gian nhất định, hết thời gian họ đi cũng không giữ được, thậm chí không ít người bồi hoàn phí đào tạo để ra đi. “Chúng tôi luôn có các chính sách đào tạo, tuyển dụng, bác sĩ này đi có bác sĩ khác về” – ông Việt khẳng định.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, một bác sĩ học đại học hết 6 năm, để hành nghề được lại tiếp tục học 4-6 năm nữa. Chi phí đào tạo, chi phí “tuổi xuân” là rất lớn. Còn để hành nghề tốt, các bác sĩ phải thường xuyên cập nhật thông tin, bỏ tiền theo học các lớp ở nước ngoài. Chỉ riêng tiền mua tạp chí y học quốc tế để cập nhật kỹ thuật mới hàng tháng cũng mất 200-250USD (4-5 triệu đồng). Vậy mà lương lại chỉ được tính theo hệ số cơ bản, 5-7 triệu đồng/tháng là rất bất hợp lý.
Theo Dân Việt
-
2 giờ trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
2 giờ trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
2 giờ trướcSau va chạm mạnh, một người trên xe máy bị thương nặng tử vong, người còn lại được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tại hiện trường 2 phương tiện bị hư hỏng nặng.
-
2 giờ trướcTôn Thất Phúc Lộc thuê hai ô tô có giá trị hơn 2 tỷ đồng của một doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế nhưng sau đó tự ý mang đi thế chấp vay tiền rồi bỏ trốn
-
2 giờ trướcXảy ra mâu thuẫn trong đám cưới, Dương chặn đánh nạn nhân đến bất tỉnh rồi cùng người dân đưa đi viện. Tại bệnh viện bác sĩ nhận định nạn nhân bị ngưng tim, tổn thương nội sọ dẫn đến tử vong.
-
3 giờ trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tạm giữ một tài xế có hành vi chở pháo lậu, khi bị bắt đã xuất trình thẻ nhà báo nghi là giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
-
3 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk; với sức gió giật cấp 10 trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Dự báo, bão hướng về vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-
3 giờ trước12h ngày 23/12, không khí Hà Nội ô nhiễm thứ 6 thế giới với chỉ số AQI là 198, ở ngưỡng không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
4 giờ trướcNhóm người đi ôtô đến quán bida ở TP Vĩnh Long rồi hét lớn "bắn nó", sau đó được cho là nổ súng.
-
4 giờ trướcUBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
-
4 giờ trướcLúc rạng sáng, người dân phát hiện nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở quận Tân Bình, TPHCM.
-
5 giờ trướcChiếc xe ô tô ở giữa rừng chứa hơn 50kg vàng và khoảng 1,1 triệu USD (gần 28 tỷ đồng).
-
6 giờ trướcCông an TP Tuyên Quang xác định người cầm lái ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là anh N.K.D. (30 tuổi), cán bộ Công an huyện Yên Sơn.
-
7 giờ trướcTrưa 23/12, cơ quan chức năng TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vừa xác định được danh tính người điều khiển chiếc xe ô tô gây tai nạn khiến một bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
7 giờ trướcLực lượng chức năng đang xác minh người cầm lái trong vụ việc ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong tại TP Tuyên Quang. Một nữ tài xế đã trình diện và tự nhận là người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn thương tâm.
-
7 giờ trước14 người may mắn thoát chết sau khi chiếc phà gỗ ở xã đảo Tam Hải chìm trên sông Trường Giang ở Quảng Nam
-
7 giờ trướcThông tư 73/2024 của Bộ Công an quy định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT, trong đó có kiểm soát thông qua thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.
-
7 giờ trướcÔ tô do nữ tài xế điều khiển đã lao vào một nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
7 giờ trướcXe buýt liên tiếp tông xe máy và xe đạp khiến một phụ nữ 60 tuổi và một người đàn ông bị thương.