Lương 5-6 triệu, bác sĩ đủ thanh cao để không nhận phong bì?
Trước phản ứng dữ dội của dư luận, có độc giả cho rằng đời sống bác sĩ hiện rất khó khăn khi lương thưởng chỉ 5-6 triệu/tháng, đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000-200.000 đồng.
Độc giả Zing.vn tranh luận gay gắt quanh vụ bác sĩ bệnh viện tỉnh Bạc Liêu nhận tiền, mẹ con sản phụ tử vong; và cán bộ bệnh viện K (Hà Nội) nhận cả tập phong bì của người nhà bệnh nhân trước ca mổ.
Chia buồn với gia đình mẹ con sản phụ tử vong, độc giả Nguyễn Huy Trường cho rằng, hãy ở vị trí người chồng, người cha của đứa trẻ để cảm nhận nỗi đau. Nếu quá trình mổ có sai sót do bác sĩ yếu kinh nghiệm, có thể thông cảm đôi phần. Nhưng nhập viện cả ngày, nằm đau đớn chờ đợi rồi cả hai mẹ con ra đi khi chưa được lên bàn mổ thì lỗi tại ai?
"Tại bệnh nhân sao? Tại bệnh nhân không chịu chờ thêm mà chưa gì đã chết? Vậy mà lãnh đạo bệnh viện và sở y tế còn nói kiểu bao che, phủ nhận trách nhiệm cho nhân viên của mình", độc giả này đặt câu hỏi.
Đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000 - 200.000 đồng?
Thừa nhận việc bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân là quá sai nhưng Hiền Remi cho hay, không thể mổ liên tiếp được, cần thời gian để vệ sinh và khử khuẩn phòng mổ để đảm bảo không nhiễm trùng. Phòng mổ có hạn nên không phải mổ ở đâu, lúc nào cũng được.
"Dù là sản khoa hay nội, ngoại khoa thì cái khó đoán nhất là diễn biến của bệnh nhân. Cơ thể con người không giống nhau vì thế rất khó chẩn đoán và điều trị. Dù vậy, bệnh nhân có dấu hiệu tiền sản giật nhẹ thì các bác sĩ cũng nên theo dõi sát hơn. Rất chia buồn với gia đình và đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bác sĩ", độc giả Hiền Remi chia sẻ thêm..
Nhận mình làm trong ngành y, bạn đọc tuvanphong cho rằng, cần phân rõ 2 hình thức y tế Công và Tư. Bệnh viện tư là kinh doanh, ai có tiền được phục vụ chu đáo, mọi thứ nhanh gọn, theo đúng y muốn. Còn bệnh viện công, tua trực của ai người đó phụ trách, nhưng bệnh nhân lại muốn chỉ định bác sĩ mổ và tự quà cáp, phong bì cho bác sĩ, thì trách ai?
Theo độc giả này, do thiếu bác sĩ trầm trọng nên mổ trong bệnh viện đều theo trình tự, phải được ký duyệt của lãnh đạo. Cụ thể, bệnh nhân A chưa được lãnh đạo duyệt, mổ cấp cứu, tử vong thì không thể truy cứu trách nhiệm bác sĩ mổ vì chưa được cho phép.
"Bệnh viện công bạn biết bác sĩ nhận lương bao nhiêu không? Hàng tháng lương thưởng, tất cả khoảng 5 - 6 triệu. Một bác sĩ đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000-200.000 đồng. Nếu bạn là bác sĩ được người nhà cho phong bì trong hoàn cảnh làm việc trên 50 giờ/tuần, bạn nào có đủ "thanh cao" để nói mình không nhận phong bì?", độc giả này nêu thực trạng và đặt câu hỏi.
Bức xúc với "lý giải về áp lực và sự cực khổ của bác sĩ", độc giả Tăng Quốc An bàn về chữ "Tín" và cho hay, nếu thấy chưa được lãnh đạo duyệt mổ thì bà Trưởng khoa đừng nên nhận 1 triệu đồng của người nhà sản phụ.
'Đừng bòn rút của bệnh nhân đến đồng cuối cùng'
"Theo tôi thấy, rõ ràng là số tiền 1 triệu không hề lay động được "y đức" của vị bác sĩ này. Có thể thấy cách làm việc quan liêu, thái độ hời hợt của bệnh viện đối với bệnh nhân. Phải chăng nếu không có phong bì thì không hoàn thành nghĩa vụ của người bác sĩ?", bạn đọc này gay gắt.
Rồi anh đề nghị cơ quan chức năng làm rõ, tại sao một ca đẻ tại bệnh viên nhà nước "giá" 1 triệu mà các "bác sĩ" vẫn kêu "gánh nặng lương tháng cao lắm là 5-6 triệu". Bởi, "theo cái giá này thì 3-4 ngày là đủ số tiền đó rồi? Vậy mà vẫn để cho sản phụ nằm chờ chết? Người ta chết rồi trả 1 triệu làm gì?".
Nhìn nhận việc "đưa và nhận phong bì là chuyện nhỏ", độc giả Trương Hà Tấn cho rằng, nó hợp với thời cuộc và là lời cám ơn của người nhà bệnh nhân tới bác sĩ đi. Nhưng khi bệnh nhân đã nhập viện, đã mặc bộ quần áo bệnh nhân thì từ y tá đến bác sĩ đều phải có trách nhiệm.
Nói về hành vi nhận cả tập phong bì từ người nhà bệnh nhân viện K (Hà Nội), độc giả Nhat Anh Nguyen lập luận, không thể hiểu nổi khi ai cũng nghĩ nhận phong bì là lỗi của các bác sĩ, y tá rồi muốn đình chỉ, đuổi việc họ.
"Sao không ai nhìn lại nhận thức của người dân, khi ai cũng cho rằng phải tiền nong này nọ thì mới khỏi bệnh?", người này đặt câu hỏi.
Trong khi đó, chị Bui Thi Binh bức xúc: "Bác sĩ ở bệnh viện giữa thủ đô mà làm việc thất đức thế. Người bệnh ung thư là người khổ nhất trong các loại bệnh: đau đớn, bi quan, hỏi mấy ai nhìn thấy tương lai khi bị bệnh này không? Mà họ còn bòn rút của bệnh nhân đến đồng tiền cuối cùng?".
Có người nhà từng mổ ở đây nên độc giả này cho hay, một ca mổ phải chuẩn bị rất nhiều loại phong bì: bác sĩ trực tiếp xếp lịch mổ = 5 triệu, gây mê, đến y tá trưởng xếp phòng cho bệnh nhân sau mổ cũng phải 500.000 đồng, rồi sau là người tiêm, thay băng...
Không thông cảm với chuyện lương bổng của bác sĩ, nhiều độc giả phân tích rằng, nghề nào cũng có vất vả riêng. Vì thế, nếu đã chọn nghề thì đừng chọn những mặt tốt đẹp mà hãy chấp nhận cả những mặt tiêu cực của nó.
Chia buồn với gia đình mẹ con sản phụ tử vong, độc giả Nguyễn Huy Trường cho rằng, hãy ở vị trí người chồng, người cha của đứa trẻ để cảm nhận nỗi đau. Nếu quá trình mổ có sai sót do bác sĩ yếu kinh nghiệm, có thể thông cảm đôi phần. Nhưng nhập viện cả ngày, nằm đau đớn chờ đợi rồi cả hai mẹ con ra đi khi chưa được lên bàn mổ thì lỗi tại ai?
"Tại bệnh nhân sao? Tại bệnh nhân không chịu chờ thêm mà chưa gì đã chết? Vậy mà lãnh đạo bệnh viện và sở y tế còn nói kiểu bao che, phủ nhận trách nhiệm cho nhân viên của mình", độc giả này đặt câu hỏi.
Ca phẫu thuật nội soi 3D cho một bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K (Hà Nội) hồi tháng 3 vừa qua. Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000 - 200.000 đồng?
Thừa nhận việc bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân là quá sai nhưng Hiền Remi cho hay, không thể mổ liên tiếp được, cần thời gian để vệ sinh và khử khuẩn phòng mổ để đảm bảo không nhiễm trùng. Phòng mổ có hạn nên không phải mổ ở đâu, lúc nào cũng được.
"Dù là sản khoa hay nội, ngoại khoa thì cái khó đoán nhất là diễn biến của bệnh nhân. Cơ thể con người không giống nhau vì thế rất khó chẩn đoán và điều trị. Dù vậy, bệnh nhân có dấu hiệu tiền sản giật nhẹ thì các bác sĩ cũng nên theo dõi sát hơn. Rất chia buồn với gia đình và đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bác sĩ", độc giả Hiền Remi chia sẻ thêm..
Nhận mình làm trong ngành y, bạn đọc tuvanphong cho rằng, cần phân rõ 2 hình thức y tế Công và Tư. Bệnh viện tư là kinh doanh, ai có tiền được phục vụ chu đáo, mọi thứ nhanh gọn, theo đúng y muốn. Còn bệnh viện công, tua trực của ai người đó phụ trách, nhưng bệnh nhân lại muốn chỉ định bác sĩ mổ và tự quà cáp, phong bì cho bác sĩ, thì trách ai?
Theo độc giả này, do thiếu bác sĩ trầm trọng nên mổ trong bệnh viện đều theo trình tự, phải được ký duyệt của lãnh đạo. Cụ thể, bệnh nhân A chưa được lãnh đạo duyệt, mổ cấp cứu, tử vong thì không thể truy cứu trách nhiệm bác sĩ mổ vì chưa được cho phép.
"Bệnh viện công bạn biết bác sĩ nhận lương bao nhiêu không? Hàng tháng lương thưởng, tất cả khoảng 5 - 6 triệu. Một bác sĩ đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000-200.000 đồng. Nếu bạn là bác sĩ được người nhà cho phong bì trong hoàn cảnh làm việc trên 50 giờ/tuần, bạn nào có đủ "thanh cao" để nói mình không nhận phong bì?", độc giả này nêu thực trạng và đặt câu hỏi.
Bức xúc với "lý giải về áp lực và sự cực khổ của bác sĩ", độc giả Tăng Quốc An bàn về chữ "Tín" và cho hay, nếu thấy chưa được lãnh đạo duyệt mổ thì bà Trưởng khoa đừng nên nhận 1 triệu đồng của người nhà sản phụ.
'Đừng bòn rút của bệnh nhân đến đồng cuối cùng'
"Theo tôi thấy, rõ ràng là số tiền 1 triệu không hề lay động được "y đức" của vị bác sĩ này. Có thể thấy cách làm việc quan liêu, thái độ hời hợt của bệnh viện đối với bệnh nhân. Phải chăng nếu không có phong bì thì không hoàn thành nghĩa vụ của người bác sĩ?", bạn đọc này gay gắt.
Rồi anh đề nghị cơ quan chức năng làm rõ, tại sao một ca đẻ tại bệnh viên nhà nước "giá" 1 triệu mà các "bác sĩ" vẫn kêu "gánh nặng lương tháng cao lắm là 5-6 triệu". Bởi, "theo cái giá này thì 3-4 ngày là đủ số tiền đó rồi? Vậy mà vẫn để cho sản phụ nằm chờ chết? Người ta chết rồi trả 1 triệu làm gì?".
Bệnh viện trong nội thành Hà Nội quá tải khiến bệnh nhân và người nhân phải ngồi, nằm chen chúc, vật vạ. Ảnh: Lê Hiếu.
Nhìn nhận việc "đưa và nhận phong bì là chuyện nhỏ", độc giả Trương Hà Tấn cho rằng, nó hợp với thời cuộc và là lời cám ơn của người nhà bệnh nhân tới bác sĩ đi. Nhưng khi bệnh nhân đã nhập viện, đã mặc bộ quần áo bệnh nhân thì từ y tá đến bác sĩ đều phải có trách nhiệm.
Nói về hành vi nhận cả tập phong bì từ người nhà bệnh nhân viện K (Hà Nội), độc giả Nhat Anh Nguyen lập luận, không thể hiểu nổi khi ai cũng nghĩ nhận phong bì là lỗi của các bác sĩ, y tá rồi muốn đình chỉ, đuổi việc họ.
"Sao không ai nhìn lại nhận thức của người dân, khi ai cũng cho rằng phải tiền nong này nọ thì mới khỏi bệnh?", người này đặt câu hỏi.
Trong khi đó, chị Bui Thi Binh bức xúc: "Bác sĩ ở bệnh viện giữa thủ đô mà làm việc thất đức thế. Người bệnh ung thư là người khổ nhất trong các loại bệnh: đau đớn, bi quan, hỏi mấy ai nhìn thấy tương lai khi bị bệnh này không? Mà họ còn bòn rút của bệnh nhân đến đồng tiền cuối cùng?".
Có người nhà từng mổ ở đây nên độc giả này cho hay, một ca mổ phải chuẩn bị rất nhiều loại phong bì: bác sĩ trực tiếp xếp lịch mổ = 5 triệu, gây mê, đến y tá trưởng xếp phòng cho bệnh nhân sau mổ cũng phải 500.000 đồng, rồi sau là người tiêm, thay băng...
Không thông cảm với chuyện lương bổng của bác sĩ, nhiều độc giả phân tích rằng, nghề nào cũng có vất vả riêng. Vì thế, nếu đã chọn nghề thì đừng chọn những mặt tốt đẹp mà hãy chấp nhận cả những mặt tiêu cực của nó.
Theo Zing
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
2 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
12 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
18 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
21 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
21 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
21 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
2 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước