'Xui' F0 ăn đồ bổ, uống chanh gừng sả tắc: 'Xin đừng chỉ dẫn sai'
Việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Người dân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay nghe theo chỉ dẫn trên mạng.
Thời gian gần đây, rất nhiều người dân đã liên hệ tới Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để xin tư vấn về việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Trong đó, có một câu chuyện chú ý như sau:
Người chồng 40 tuổi, là F0 có triệu chứng và chưa thể nhập viện do quá tải. Người vợ 38 tuổi. Hai vợ chồng có một đứa con nhỏ 4 tuổi.
Khi chồng bệnh, người vợ chăm sóc chồng bằng tất cả tình yêu thương tận tuỵ: nấu nước gừng chanh sả, tất bật đi chợ mua thịt cá nấu cháo để có nhiều chất bổ dưỡng, thuyết phục dỗ dành chồng ăn, chạy đi mua thuốc vitamin hạ sốt kháng viêm, lau mát, tắm rửa, xoa bóp chân tay, nâng chồng ra ngoài ban công để tập thể dục hít thở, an ủi động viên…
Ngày nào cô ấy cũng dậy từ sớm và thức đến khuya để chăm sóc chồng.
Rồi sau một tuần, cả nhà có kết quả dương tính. Người vợ bắt đầu có triệu chứng sốt, ho, mệt… Bệnh viện thì vẫn quá tải, tức là họ vẫn phải ở nhà.
Họ gọi cho bác sĩ Yến Phi để cầu cứu vì không giải được bài toán ai sẽ đi chợ nấu ăn nấu nước mua thuốc…
Những câu chuyện tương tự những ngày này chúng tôi gặp không ít. Có những gia đình 6 người, 6 người đều là F0. Ai sẽ là người chăm sóc họ khi tất cả đều đang bệnh?
Lúc này, bác sĩ nói, mọi người hãy bình tĩnh nghe bác sĩ tư vấn.
Truyền thuyết ăn thật bổ dưỡng khi nhiễm bệnh
Trong thời gian bệnh cấp tính và chưa ổn định được các rối loạn chức năng (như phản ứng viêm, rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan…), thì việc nuôi dưỡng bệnh nhân ngay cả trong phòng hồi sức cũng chỉ dám truyền dung dịch glucose.
Truyền chất đạm chất béo mà không cẩn thận là bệnh nhân có khi "đi" luôn. Vì vậy, truyền thuyết nấu nướng thức ăn bổ dưỡng để tăng sức đề kháng chống bệnh khi bệnh đang bắt đầu trở nặng là lý thuyết truyền miệng và sai về mặt sinh lý.
Việc phải đi chợ, nấu ăn thật bổ, đút ăn, dỗ dành… thật ra không phải là việc giúp bệnh nhân sống sót. Có khi phản tác dụng vì hệ tiêu hoá kích thích, tiêu chảy hay nôn ói.
Quan trọng nhất là cơ thể phải dành số oxy đang rất khan hiếm cho việc tiêu hoá chất đạm chất béo hay hấp thu và chuyển hoá mấy chất đó nên sẽ mệt thêm.
Truyền thuyết chanh gừng sả và uống đủ mọi loại thuốc "dự phòng" theo "hàng xóm của cháu tôi"
Việc dùng thuốc chắc chắn phải có chỉ định của bác sĩ. Người dân không thể tự ý mua kháng sinh, kháng viêm, kháng đông… theo các chỉ dẫn loạn xạ của các "bác sĩ mạng" không bằng cấp, không trách nhiệm, livestream hết khuyên cái này rồi khuyên cái nọ... về uống vô là tin tưởng hết bệnh Covid-19.
Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, ngay cả Paracetamol hạ sốt cũng sẽ gây hại cho gan, nên uống bao nhiêu, bao lâu mới uống lại… đều phải nằm trong ngưỡng an toàn.
Dùng đúng vẫn chưa chắc sống sót được với Covid-19 (vì những thuốc này là trị triệu chứng chứ không phải trị Covid-19), còn dùng sai thì có khi không sống sót được với tác dụng phụ của thuốc.
Vì vậy, phải có BS tư vấn cho dùng thuốc trong trường hợp cụ thể ngay lúc đó, không được uống theo các toa thuốc lưu truyền trên mạng.
Nước chanh - gừng - sả - tắc… chủ yếu là giúp tăng thông thoáng đường hô hấp, nhưng nếu uống với liều cao và trên những cơ địa nhạy cảm, có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận…
Điều quan trọng nhất là các loại nước này cũng không làm tăng khả năng sống sót với bệnh.
Các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, mất khứu giác vị giác, ăn nhiều một chút là nôn ra, nóng bức, đổ mồ hôi nhiều (do thuốc hạ sốt)… là chuyện thường gặp nhất và kéo dài, nhưng lại không đe doạ khả năng sống sót của người bệnh.
Lúc đó nếu người bệnh lăn lộn, vật vã, kêu khóc, lo lắng, hoang mang… thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì oxy khan hiếm trong cơ thể lại bị lôi ra dùng cho những chuyện không duy trì sự sống sót như thế.
Giữ tinh thần bình tĩnh là quan trọng nhất
Khi mắc bệnh và chưa được đi bệnh viện điều trị, nhất là lại nghe các tin tức xấu như có người chết ở ngay gần nhà, người bệnh sẽ càng thêm lo lắng, thậm chí hoảng loạn và diễn tiến sức khỏe xấu đi.
Vậy nên trước hết F0 cần giữ tâm trạng bình tĩnh nhất, hãy nghĩ rằng mình bị ốm đơn thuần, vậy thôi. Đừng suốt ngày lên mạng hay xem tivi các tin tức xấu như có người chết ở ngay gần nhà, người bệnh sẽ càng thêm lo lắng, thậm chí hoảng loạn và diễn tiến sức khỏe xấu đi.
Hãy cố gắng tự mình chịu đựng các triệu chứng khó chịu nhưng ít nguy cơ, tập trung vào việc thở để cung cấp oxy và tiết kiệm oxy nhiều nhất cho việc chống bệnh bằng cách nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Hãy bình tĩnh và lạc quan, đừng vật vã, khóc lóc kể lể.
Về ăn uống, lúc này chỉ cần húp cháo loãng, uống nước ấm nhiều lần trong ngày, thêm một viên vitamin đa sinh tố là đủ. Các tế bào sẽ sống sót với ít oxy, ít glucose, và đủ nước. Sống sót rồi sẽ xây dựng lại cơ thể sau, nhé.
Các F1 xin lưu ý: Khi người thân mắc bệnh, mình chăm sóc người bệnh bằng lòng yêu thương, ai cũng hiểu và trân trọng điều đó.
Nhưng trên hết, luôn cần ý thức tránh để bản thân mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hỗn loạn hiện nay thì mình còn là chỗ dựa cho những người khác nữa (như con cái nhỏ, cha mẹ già…).
Nếu người chăm sóc mà kiệt sức hoặc mắc bệnh, lúc đó bài toán chăm sóc người bệnh tại nhà sẽ nan giải lắm.
Với những người không liên quan: Hãy để các bác sĩ làm công việc của mình. Bình thường, khuyên bảo, chỉ dẫn thực hành sức khỏe có sai chút, lỡ gây hậu quả gì còn có thể đem vô nhà thương cậy BS chữa sai.
Nhưng thời gian này, BS cũng thiếu mà nhà thương cũng thiếu, mọi người đều rất quá tải. Những chỉ dẫn sai của các anh chị sẽ ảnh hưởng đến sự sống sót của bệnh nhân, tội nghiệp họ và gia đình họ.
Với các BS: nếu thương thì chỉ nên hướng dẫn cái gì mà các F làm được dễ dàng trong thời điểm lộn xộn này. Phân biệt rõ điều gì làm để tốt nhất hay tốt hơn và điều gì làm để sống sót.
Đừng để các F lo sợ vì không thể làm hết những gì mà BS hướng dẫn. Có khi họ không thể làm được thật, nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sống sót của họ.
Ví dụ chuyện đi chợ mua thực phẩm nhiều chất bổ dưỡng về nấu cháo so với chuyện nấu nhanh nhanh nồi cháo loãng để đó húp nhiều lần, dành toàn bộ thời gian và sức lực để mà thở trong những ngày F0 trở nặng chẳng hạn.
Mọi người ráng cùng nhau nha, chỉ cần sống sót thì rồi hoa sẽ nở.
Một số lời khuyên của chuyên gia khi F0 cách ly tại nhà
Tăng cường vitamin
Sử dụng các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu sốt nhẹ thì bổ sung thêm Oresol để tránh mất nước…
Nếu trường hợp F0 có sốt nhẹ, có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm dung dịch Oresol để tránh mất nước…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người cách ly trong nhà cũng cần chú ý rèn luyện sức khoẻ bằng cách thường xuyên vận động, đi lại trong phòng, có thể tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, xoa bóp cơ thể, hít thở không khí trong lành, nếu có điều kiện thì tắm nắng, tắm gió, thả lỏng cơ thể…
Hằng ngày, người cách ly tại nhà nên dùng nước muối súc miệng, súc họng, xịt mũi; giữ tinh thần thật tốt, không nên quá lo lắng, hoang mang.
Thực hiện 5K tại nhà
Người cách ly cần thực hiện 5K. Hết cách ly, đánh giá qua xét nghiệm và cũng không cần xét nghiệm nhiều lần với người cách ly tại nhà nếu họ không có triệu chứng.
Đến ngày thứ 14 thì xét nghiệm. Sau đó theo dõi tiếp, đủ 21 ngày xét nghiệm lại nếu âm tính thì họ trở về nhịp sống thường ngày.
Theo Khoevadep
-
23 phút trướcRươi là món ăn ngon, giàu đạm nhưng có hình dạng nhuyễn thể nhiều chân dễ gây sợ hãi và có thể dẫn tới dị ứng.
-
1 giờ trướcTuyến cáp treo dốc nhất thế giới vừa được khánh thành trên dãy núi Bernese Alps.
-
3 giờ trướcTừ trường hợp đột tử vào sáng sớm mùa đông, bác sĩ cảnh báo những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
-
4 giờ trướcHiệu ứng giả vỡ khiến East Taihang Glasswalk trở thành cây cầu kính có trải nghiệm kinh hoàng đối với du khách "yếu tim".
-
5 giờ trướcMới đây, một nữ du khách Trung Quốc đã bị hất văng ra khỏi tàu sau khi đu hẳn người ra bên ngoài để tạo dáng chụp ảnh.
-
6 giờ trướcQuảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách trong năm 2024, vượt qua kỷ lục 7,8 triệu lượt của năm 2019. Tổng doanh thu du lịch mang lại cho địa phương này khoảng 30.820 tỷ đồng.
-
7 giờ trướcBữa tiệc ấm áp trong đêm Giáng sinh với các món ăn truyền thống, đặc trưng là dịp để bạn cùng gia đình quây quần bên nhau.
-
9 giờ trướcBánh "ngon, bổ, rẻ" nhưng bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng thực phẩm này để tránh "rước họa vào thân"
-
19 giờ trướcXuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần "xấu xí".
-
1 ngày trướcNam bệnh nhân thường lựa chọn món lẩu trong các bữa ăn tiếp khách. Gần đây, ông sụt cân, mệt mỏi, đi khám phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2.
-
2 ngày trướcUng thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
-
2 ngày trướcBuồng vệ sinh trên máy bay chở khách của hãng hàng không American Airlines bất ngờ gặp sự cố khiến nước tràn ra khắp khoang hành khách.
-
2 ngày trướcMới đây, trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet của Mỹ đã công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất châu Á, trong đó có Hội An của Việt Nam.
-
2 ngày trướcBắt được con cá chép khổng lồ nặng gần 30kg, người đàn ông đã treo sau xe ô tô và lái xe đi khoe khắp phố.
-
2 ngày trướcSau 3 ngày xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chủ quán thịt chó ở Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định mắc bệnh dại và tử vong ngay sau đó.
-
3 ngày trướcDu khách đến Hua Tạt (Vân Hồ, Sơn La) ngoài hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, còn được trải nghiệm ẩm thực người Mông, đốt lửa trại, tắm lá thuốc, thưởng thức văn nghệ cộng đồng…
-
3 ngày trướcHoa mận trắng tinh khôi biểu tượng của núi rừng Tây Bắc đang ồ ạt xuống phố Hà Nội.
-
3 ngày trướcBổ sung các loại hạt giàu Omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày là cách hiệu quả và tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là 4 loại hạt giàu Omega-3.
-
3 ngày trướcMỗi lần lên giảng đường, Xu phải đi máy bay vượt 9.000km từ nhà mình ở Trung Quốc đến trường đại học ở Australia; anh chịu khó đi lại vì muốn ở gần bạn gái.
-
3 ngày trướcMột ổ gồm 6 quả trứng khủng long hóa thạch bất ngờ được 2 du khách phát hiện khi đang tham quan một công viên ở thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông.
Tin tức mới nhất
-
23 phút trước
-
23 phút trước
-
23 phút trước
-
29 phút trước
-
51 phút trước