Hơn 2 năm làm "chân" đưa bạn tới trường và tình bạn đẹp của SV Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Bị bại liệt, không thể tự đi lại được, Thảo có những 30 "đôi chân" phụ cô đến trường.
Mọi việc diễn ra đều đặn suốt 2 năm nay, mỗi ngày đi học với Thảo và các bạn trong nhóm sinh viên tình nguyện trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) thực sự là một ngày vui.
Chuyện về nữ sinh nhà nghèo, bị bại liệt vẫn quyết tâm học giỏi
Ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), lâu nay, người ta thường hay kể cho nhau nghe câu chuyện về nữ sinh giàu nghị lực Phạm Thị Thảo (SN 1993, đang theo học ngành Công nghệ thông tin năm thứ 2). Hồi nhỏ, Thảo bị sốt cao, lên cơn co giật và từ đó, mắc phải chứng bại liệt khi mới chỉ 7-8 tháng tuổi. Vì sức khỏe yếu, đến năm 8 tuổi, cha mẹ mới bắt đầu đưa cô vào lớp 1.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn. Cô cao khoảng 1m55 nhưng chỉ nặng vỏn vẹn có 29kg, tay chân đều rất gầy guộc. Nhất là đôi chân Thảo, chúng bị teo cơ và càng ngày, càng chẳng có chút ăn nhập nào với độ tuổi trưởng thành của Thảo.
Sức khỏe của Thảo cũng rất yếu. Cô có thể tự chủ sinh hoạt cá nhân nhưng không thể tự lết đi quá xa hoặc làm việc nặng. Vào mùa đông, khi trời trở gió lạnh, thân thể cô như muốn rũ ra, người uể oải và thường hay bị mệt.
Gương mặt Thảo lúc nào cũng thường trực nụ cười rạng rỡ.
Thế mà nhìn vào Thảo, hình như chẳng bao giờ thấy cô gái này buồn. Lúc nào Thảo cũng nở nụ cười tươi rói trên môi và không tự ti về bản thân.
Mọi người ngưỡng mộ Thảo không chỉ đơn giản là một con người có sức vóc yếu đuối, chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn quyết tâm học hành, thi đỗ vào ĐH... mà điều quan trọng hơn, chính là sự lạc quan, hòa đồng với cuộc sống của cô..
Ở bên cạnh, trò chuyện cùng Thảo, mọi người đều rất vui vẻ.
Thảo quê ở Yên Bái. Nhà nghèo lại đông con, có 5 chị, em. Thảo là con gái thứ 2, mắc bệnh từ nhỏ nên gia đình cũng tốn không ít tiền chạy chữa. "Thế nhưng, bố mẹ mình luôn cố gắng cho mình ăn học đàng hoàng". 12 năm học từ lớp 1 cho đến hết cấp 3, bố mẹ cô thay nhau chở Thảo đi khắp mọi nẻo đường quê để mong con phát huy tối đa khả năng học tập.
30 người thay nhau làm "chân" đưa Thảo đi học suốt gần 2 năm
Hồi còn học ở quê, Thảo có bố mẹ làm "chân" đưa đón đi học nhưng lên thành phố rồi, bố mẹ không thể theo sát được. Tình cờ biết đến hoàn cảnh khó khăn của Thảo, thầy Nguyễn Ngọc Sang (Phó chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) đã nảy ra ý tưởng nhờ đội sinh viên tình nguyện của trường đưa đón Thảo mỗi ngày.
Thảo được Ngọc dìu từ căng tin ra ngoài, chuẩn bị cõng lên lớp học.
Cõng Thảo nhiều và quen rồi nên Ngọc cảm thấy không có gì vất vả.
Đôi chân Thảo không thể tự co lên mà luôn duỗi thẳng nên những ai chưa cõng
cô bao giờ thường gặp chút khó khăn.
Bây giờ thì nhịp sống của Thảo rất đều đặn và mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Ở trường, Thảo nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè. Chuyện đi lại không còn là gánh nặng. Nhờ thầy Sang kêu gọi, mỗi tuần, khoảng 30 thành viên trong đội sinh viên tình nguyện lại họp bàn, phân công nhau lịch đưa đón Thảo đi học.
"Các bạn chở mình bằng xe máy hoặc xe đạp rồi khi đến trường thì cõng lên tận lớp học. Tan học, các bạn lại đưa về tận nhà. 2 năm qua, đều đều ngày nào cũng như thế", Thảo kể.
Có những lúc ở nhà một mình buồn, không đủ sức đi chợ, nấu cơm, chỉ cần "alo một tiếng", nhóm tình nguyện viên lại có mặt giúp cô.
Nếu cần cõng Thảo lên tầng cao, Ngọc có thể nhờ sự giúp sức của Tiến
hoặc các bạn nam trong nhóm.
Nguyễn Thị Ngọc (SN 1995, một trong những người thường cõng Thảo đi học) tâm sự: "Chị Thảo rất vui tính, mạnh mẽ. Mình ở bên Long Biên (Tây Hồ), còn trường tận Lĩnh Nam (Hoàng Mai) nhưng dù ở xa, có lúc bận rộn sát giờ học vẫn ghé qua, đưa chị ấy đi học chẳng hề vất vả gì".
Ngọc nói rằng, sức khỏe của Thảo rất yếu, mới đầu cõng Thảo cô cũng không quen vì chân Thảo không thể tự bám vào người cõng, dễ bị tụt xuống. "Hơn nữa chị ấy cũng dễ bị đau, mỏi nên khi cõng cũng phải hết sức chú ý".
Nếu đến sớm, chưa tới giờ vào lớp, các bạn trong đội sẽ nán lại, trò chuyện cùng Thảo.
Họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập và những câu chuyện về đời sống sinh viên.
Và, ai nấy đều rất vui vẻ khi được quen biết, gắn bó bên nhau.
Có lần vì bận việc, Ngọc phải nhờ bạn khác đến đón Thảo nhưng bạn ấy cõng không quen, kết quả là làm Thảo bị ngã phải khâu 2 mũi trên trán. "May mà không để lại sẹo, chị Thảo cũng không hề tỏ ra buồn bã hay phiền lòng nhưng dù thế, mình vẫn rất áy náy".
Trong khi đó, Ngô Văn Tiến (SN 1996, một thành viên khác hay đưa đón Thảo) tâm sự, thời gian đưa Thảo đi học, cậu thấy rất vui vì có thêm bạn đồng hành. "Chuyện đưa chị đi học diễn ra đều đều, có ngày mưa, ngày nắng nhưng vẫn rất vui".
Một lần, vì muốn thử sức, Tiến cõng Thảo chạy một mạch từ sân trường, leo qua những dãy cầu thang lòng vòng, lên đến tầng 6 của tòa nhà cao nhất trường. "Đến khi nhìn lại, chính mình cũng không biết tại sao có thể cõng nhanh và chạy lên tầng cao như thế. Lúc ấy hai chị em đều phì cười", Tiến vui vẻ nói.
Thầy Sang tâm sự, từ khi biết hoàn cảnh của Thảo, thầy đã hứa với cô sẽ cố hết sức để chặng đường đi học từ nhà đến trường của Thảo được "bằng phẳng", vui vẻ nhất có thể. "Ở góc độ một người thầy, tôi thấy thương Thảo và cảm mến nghị lực, quyết tâm của em. Gia cảnh em khó khăn nên tôi cũng mong, ngoài tôi ra sẽ có nhiều người chung tay giúp em vươn đến ước mơ tìm được việc làm, thu nhập ổn định, để có cuộc sống sẽ tốt hơn".
Chuyện về nữ sinh nhà nghèo, bị bại liệt vẫn quyết tâm học giỏi
Ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), lâu nay, người ta thường hay kể cho nhau nghe câu chuyện về nữ sinh giàu nghị lực Phạm Thị Thảo (SN 1993, đang theo học ngành Công nghệ thông tin năm thứ 2). Hồi nhỏ, Thảo bị sốt cao, lên cơn co giật và từ đó, mắc phải chứng bại liệt khi mới chỉ 7-8 tháng tuổi. Vì sức khỏe yếu, đến năm 8 tuổi, cha mẹ mới bắt đầu đưa cô vào lớp 1.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn.
Thảo có gương mặt và đôi mắt rất sáng, nhanh nhẹn. Cô cao khoảng 1m55 nhưng chỉ nặng vỏn vẹn có 29kg, tay chân đều rất gầy guộc. Nhất là đôi chân Thảo, chúng bị teo cơ và càng ngày, càng chẳng có chút ăn nhập nào với độ tuổi trưởng thành của Thảo.
Sức khỏe của Thảo cũng rất yếu. Cô có thể tự chủ sinh hoạt cá nhân nhưng không thể tự lết đi quá xa hoặc làm việc nặng. Vào mùa đông, khi trời trở gió lạnh, thân thể cô như muốn rũ ra, người uể oải và thường hay bị mệt.
Gương mặt Thảo lúc nào cũng thường trực nụ cười rạng rỡ.
Thế mà nhìn vào Thảo, hình như chẳng bao giờ thấy cô gái này buồn. Lúc nào Thảo cũng nở nụ cười tươi rói trên môi và không tự ti về bản thân.
Mọi người ngưỡng mộ Thảo không chỉ đơn giản là một con người có sức vóc yếu đuối, chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn quyết tâm học hành, thi đỗ vào ĐH... mà điều quan trọng hơn, chính là sự lạc quan, hòa đồng với cuộc sống của cô..
Ở bên cạnh, trò chuyện cùng Thảo, mọi người đều rất vui vẻ.
Thảo quê ở Yên Bái. Nhà nghèo lại đông con, có 5 chị, em. Thảo là con gái thứ 2, mắc bệnh từ nhỏ nên gia đình cũng tốn không ít tiền chạy chữa. "Thế nhưng, bố mẹ mình luôn cố gắng cho mình ăn học đàng hoàng". 12 năm học từ lớp 1 cho đến hết cấp 3, bố mẹ cô thay nhau chở Thảo đi khắp mọi nẻo đường quê để mong con phát huy tối đa khả năng học tập.
30 người thay nhau làm "chân" đưa Thảo đi học suốt gần 2 năm
Hồi còn học ở quê, Thảo có bố mẹ làm "chân" đưa đón đi học nhưng lên thành phố rồi, bố mẹ không thể theo sát được. Tình cờ biết đến hoàn cảnh khó khăn của Thảo, thầy Nguyễn Ngọc Sang (Phó chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) đã nảy ra ý tưởng nhờ đội sinh viên tình nguyện của trường đưa đón Thảo mỗi ngày.
Thảo được Ngọc dìu từ căng tin ra ngoài, chuẩn bị cõng lên lớp học.
Cõng Thảo nhiều và quen rồi nên Ngọc cảm thấy không có gì vất vả.
Đôi chân Thảo không thể tự co lên mà luôn duỗi thẳng nên những ai chưa cõng
cô bao giờ thường gặp chút khó khăn.
Bây giờ thì nhịp sống của Thảo rất đều đặn và mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Ở trường, Thảo nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè. Chuyện đi lại không còn là gánh nặng. Nhờ thầy Sang kêu gọi, mỗi tuần, khoảng 30 thành viên trong đội sinh viên tình nguyện lại họp bàn, phân công nhau lịch đưa đón Thảo đi học.
"Các bạn chở mình bằng xe máy hoặc xe đạp rồi khi đến trường thì cõng lên tận lớp học. Tan học, các bạn lại đưa về tận nhà. 2 năm qua, đều đều ngày nào cũng như thế", Thảo kể.
Có những lúc ở nhà một mình buồn, không đủ sức đi chợ, nấu cơm, chỉ cần "alo một tiếng", nhóm tình nguyện viên lại có mặt giúp cô.
Nếu cần cõng Thảo lên tầng cao, Ngọc có thể nhờ sự giúp sức của Tiến
hoặc các bạn nam trong nhóm.
Nguyễn Thị Ngọc (SN 1995, một trong những người thường cõng Thảo đi học) tâm sự: "Chị Thảo rất vui tính, mạnh mẽ. Mình ở bên Long Biên (Tây Hồ), còn trường tận Lĩnh Nam (Hoàng Mai) nhưng dù ở xa, có lúc bận rộn sát giờ học vẫn ghé qua, đưa chị ấy đi học chẳng hề vất vả gì".
Ngọc nói rằng, sức khỏe của Thảo rất yếu, mới đầu cõng Thảo cô cũng không quen vì chân Thảo không thể tự bám vào người cõng, dễ bị tụt xuống. "Hơn nữa chị ấy cũng dễ bị đau, mỏi nên khi cõng cũng phải hết sức chú ý".
Nếu đến sớm, chưa tới giờ vào lớp, các bạn trong đội sẽ nán lại, trò chuyện cùng Thảo.
Họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập và những câu chuyện về đời sống sinh viên.
Và, ai nấy đều rất vui vẻ khi được quen biết, gắn bó bên nhau.
Có lần vì bận việc, Ngọc phải nhờ bạn khác đến đón Thảo nhưng bạn ấy cõng không quen, kết quả là làm Thảo bị ngã phải khâu 2 mũi trên trán. "May mà không để lại sẹo, chị Thảo cũng không hề tỏ ra buồn bã hay phiền lòng nhưng dù thế, mình vẫn rất áy náy".
Trong khi đó, Ngô Văn Tiến (SN 1996, một thành viên khác hay đưa đón Thảo) tâm sự, thời gian đưa Thảo đi học, cậu thấy rất vui vì có thêm bạn đồng hành. "Chuyện đưa chị đi học diễn ra đều đều, có ngày mưa, ngày nắng nhưng vẫn rất vui".
Một lần, vì muốn thử sức, Tiến cõng Thảo chạy một mạch từ sân trường, leo qua những dãy cầu thang lòng vòng, lên đến tầng 6 của tòa nhà cao nhất trường. "Đến khi nhìn lại, chính mình cũng không biết tại sao có thể cõng nhanh và chạy lên tầng cao như thế. Lúc ấy hai chị em đều phì cười", Tiến vui vẻ nói.
Thầy Sang tâm sự, từ khi biết hoàn cảnh của Thảo, thầy đã hứa với cô sẽ cố hết sức để chặng đường đi học từ nhà đến trường của Thảo được "bằng phẳng", vui vẻ nhất có thể. "Ở góc độ một người thầy, tôi thấy thương Thảo và cảm mến nghị lực, quyết tâm của em. Gia cảnh em khó khăn nên tôi cũng mong, ngoài tôi ra sẽ có nhiều người chung tay giúp em vươn đến ước mơ tìm được việc làm, thu nhập ổn định, để có cuộc sống sẽ tốt hơn".
Theo Trí Thức Trẻ
-
41 phút trướcKhông kinh doanh khởi nghiệp, cũng chẳng đầu tư, làm thế nào mà những bạn trẻ này kiếm được tiền trăm triệu mỗi tháng?
-
1 giờ trướcMC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực truyền. Nữ MC dành nhiều thời gian cho việc trau dồi và chia sẻ kiến thức.
-
2 giờ trướcBabyboo - bạn gái HIEUTHUHAI đang là cô gái được cộng đồng mạng nhắc đến nhiều.
-
4 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
5 giờ trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
5 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
6 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
6 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
10 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
21 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
23 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
1 ngày trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
1 ngày trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
1 ngày trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
1 ngày trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
1 ngày trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
1 ngày trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
-
1 ngày trướcHình ảnh mới của MisThy nhận được sự chú ý.
Tin tức mới nhất
-
14 phút trước
-
14 phút trước
-
41 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước