Nếu ăn sắn dây, bạn nhất định phải biết những điều sau đây

Uớp hoa bưởi vào sắn để được thơm và ngon hơn là một thói quen nên bỏ vì sẽ làm giảm đáng kể dược tính của sắn dây.



Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây từ thân, củ, rễ lá, hoa… đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, nhưng bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hay còn gọi là củ) được thu hoạch vào mùa đông xuân.
 

Củ sắn dây ngon nhất khi được thu hoạch vào mùa đông xuân. Ảnh minh họa.

Củ sắn dây ngon nhất khi được thu hoạch vào mùa đông xuân. Ảnh minh họa.

Sắn dây có vị ngọt, tính mát, theo các nghiên cứu hiện đại gần đây cho thấy sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ, điều hòa rối loạn lipid máu, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng, dự phòng tích cực nhiễm virut đường hô hấp...

Đã có nhiều nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của sắn dây đối với sức khỏe. Hiện nay nhiều người dùng sắn dây chỉ thường dùng nó như một thứ nước giải khát mà chưa tận dụng hết được công dụng vốn có của nó. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
 

Chè, súp được nấu bằng bột sắn dây sẽ ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều. Ảnh minh họa.

Chè, súp được nấu bằng bột sắn dây sẽ ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều. Ảnh minh họa.

Để phát huy hết được công dụng của sắn dây, người dùng cần tránh những điều sau:

- Không ăn quá nhiều: Tốt nhất, kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.

- Không ướp hoa bưởi: Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
 

Ướp hoa bưởi vào sắn dây là thói quen nên loại bỏ. Ảnh minh họa.

Ướp hoa bưởi vào sắn dây là thói quen nên loại bỏ. Ảnh minh họa.

- Không dùng bột sắn sống đối với trẻ nhỏ: Bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

- Không uống pha nhiều đường: Nếu dùng sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống, trường hợp uống đường thì chỉ nên pha vừa đủ ngọt man mát, vì bột sắn dây pha thêm nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.

Theo GĐ&XH


hoa bưởi sắn dây

Tin tức mới nhất