Tại sao nước biển không dập tắt được núi lửa?
Nhiều người thắc mắc tại sao núi lửa phun trào giữa đại dương mênh mông mà không bị nước biển dập tắt, cùng tìm hiểu nguyên nhân khoa học đằng sau hiện tượng này.
"Xung khắc như nước với lửa" là điều mà ai cũng biết. Khi có hỏa hoạn, phản xạ đầu tiên của mọi người là tìm nước để dập lửa.
Cũng vì thế mà nhiều người đặt câu hỏi tại sao nước biển không dập tắt được núi lửa khi chứng kiến núi lửa phun trào giữa biển khơi, xung quanh là lượng nước khổng lồ.
Dung nham từ núi lửa có nhiệt độ cực kỳ cao, thường nằm trong khoảng từ 700°C đến 1200°C. Khi nước biển tiếp xúc với nhiệt độ này, nó sẽ lập tức bốc hơi, tạo ra một lớp hơi nước dày đặc ngăn cách giữa nước và dung nham, khiến cho việc làm dịu dung nham trở nên cực kỳ khó khăn.
Khi nước biển tiếp xúc với dung nham nóng, nó nhanh chóng chuyển sang thể hơi, dẫn đến sự giãn nở đột ngột.
Quá trình này không chỉ tạo ra áp suất lớn mà còn có thể gây ra các vụ nổ hơi nước - hiện tượng có thể làm tăng độ nguy hiểm của vụ phun trào núi lửa, thay vì kiểm soát nó. Điều này lý giải tại sao nước biển không thể dập tắt núi lửa.
Ngoài ra, phản ứng giữa muối trong nước biển và một số khoáng chất trong dung nham có thể dẫn đến sự phát thải các hợp chất nguy hiểm, bao gồm khí clo, có khả năng gây hại cho môi trường xung quanh và con người.
Các cột hơi nước bốc lên từ núi lửa Kilauea, trên Đảo Lớn của Hawaii vào ngày 20/5/2018. (Ảnh: Newsweek)
Lượng nước biển cần thiết để dập tắt một vụ phun trào núi lửa là rất lớn. Dung nham liên tục được đẩy lên từ sâu dưới lòng đất, và khối lượng khổng lồ của nó khiến việc sử dụng nước để làm nguội trở nên không khả thi.
Thực tế là, núi lửa có thể phun trào trong một thời gian dài mà không bị cản trở.
Các phản ứng diễn ra bên trong núi lửa sản sinh ra nhiệt lượng lớn hơn rất nhiều so với khả năng làm mát của nước biển. Việc thêm nước vào không đủ để ngăn chặn được các phản ứng nhiệt học mạnh mẽ này.
Theo sách Những bí ẩn quanh ta, vẫn có những ngọn núi lửa ngầm dưới biển. Đá nóng chảy của từ những ngọn núi này chảy tràn ra trên đáy đại dương và được nước biển làm nguội, tạo ra nham thạch gối.
Ở độ sâu 2.000 mét, áp suất cao ngăn cản sự hình thành các vụ nổ hơi nước. Nhưng lên cao hơn, khi áp suất giảm đi, các vụ nổ này liên tiếp xảy ra.
Người ta đã đo được lúc núi lửa phun ở Surtsey, một hòn đảo ngoài khơi Iceland, cứ 3 phút lại có một vụ nổ với sức công phá từ 20 đến 40 kiloton.
Vì nước biển không thể dập tắt được núi lửa nên trên thực tế, thay vì cố chấp dập một núi lửa đang hoạt động bằng nước, các nhà khoa học thường tập trung vào việc dự đoán và theo dõi hoạt động của núi lửa để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.
Công tác sơ tán, cảnh báo sớm và nghiên cứu sâu về địa chất núi lửa đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bảo vệ con người khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng của vụ phun trào núi lửa.
Mặc dù nước biển là nguồn tài nguyên tiện lợi và dồi dào nhưng trong trường hợp núi lửa phun, việc sử dụng nước lại không hiệu quả và có thể mang lại hậu quả không lường trước được.
Các giải pháp quản lý và nghiên cứu núi lửa vẫn là yếu tố then chốt để bảo đảm an toàn trước sức mạnh của tự nhiên.
Theo VTC News
-
40 phút trướcKhi đang lặn dưới đảo nhân tạo Hulhumale thuộc cụm đảo san hô Kaafu Atoll, du khách người Trung Quốc bị cá mập hổ cắn trúng đầu.
-
40 phút trướcDo bị dị ứng lạc nên nữ sinh Alison luôn cẩn trọng khi chọn món ăn và nhà hàng nhưng đầu bếp bất ngờ thay đổi công thức chế biến mà không thông báo.
-
1 giờ trướcHoa đu đủ đực kết hợp với mật ong có nhiều tác dụng với sức khoẻ, cơ thể sẽ thay đổi tích cực nếu bạn uống món đồ này đều đặn mỗi sáng.
-
4 giờ trướcCơm trắng là thực phẩm không thể thiếu của người Việt, vậy nên ăn bao nhiêu bát cơm trắng mỗi ngày?
-
5 giờ trướcGần 2 năm qua, đều đặn vào sáng thứ 2, 3 hàng tuần, “Tổ cơm chay miễn phí Hoa Sen” do một cặp vợ chồng ở TP Cần Thơ khởi xướng, tặng hàng trăm suất ăn cho bệnh nhân, người chăm nuôi tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ và bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
-
5 giờ trướcSự biến đổi rực rỡ của Nhà thờ Đức Bà ở Paris - Pháp sau 5 năm trùng tu hoàn toàn trái ngược với cảnh đổ nát vào năm 2019 khi công trình bị ngọn lửa thiêu rụi.
-
7 giờ trướcĐậu rồng thoạt nhìn giống con sâu nhưng lại có thuộc tính dinh dưỡng của đậu xanh, khoai tây, đậu nành, rất tốt cho sức khỏe người dùng.
-
10 giờ trướcMới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á, trong đó có nhiều cái tên quen thuộc của Việt Nam.
-
19 giờ trướcGã trai trẻ đã dở những chiêu trò bẩn để buộc các khách sạn phải bồi thường tiền hoặc cho anh ta lưu trú miễn phí.
-
1 ngày trướcKhông chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, gừng còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
-
1 ngày trướcVườn thú Shoushan ở quận Gushan, Cao Hùng, Đài Loan, mới đây ghi nhận một vụ khỉ tấn công du khách.
-
1 ngày trướcVừa ăn xong, người đàn ông vẫn cảm thấy đói bụng nhưng xét nghiệm ghi nhận anh không hề mắc bệnh tiểu đường.
-
2 ngày trướcNhững ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.
-
2 ngày trướcHút thuốc lá từ năm 18 tuổi, trung bình mỗi ngày 20 điếu, gần đây, nam thanh niên bất ngờ liệt nửa người, hôn mê, đến viện được chẩn đoán đột quỵ não.
-
2 ngày trướcChủ shop không ngờ tới chuyện này phải không?
-
2 ngày trướcBánh canh là món ăn được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, VietNamNet sẽ hướng dẫn cách nấu bánh canh bột gạo chân giò thơm ngon tại nhà.
-
3 ngày trướcKhoảng một tuần nay, vườn bưởi Diễn ở Hà Nội mở dịch vụ cho khách vào tham quan thu hút hàng trăm người đến chiêm ngưỡng và check - in mỗi ngày.
-
3 ngày trướcMột cụ bà ở Australia vừa tròn 110 tuổi chia sẻ bí quyết giúp bản thân sống thọ nhờ một loại đồ uống quen thuộc, khiến mọi người đều bất ngờ khi nghe.
-
3 ngày trướcCác nhân viên cứu hộ đã buộc phải cắt bỏ chân của nạn nhân trong chiến dịch giải cứu kéo dài suốt 20 giờ đồng hồ ở vùng tây nam xa xôi của Tasmania.
Tin tức mới nhất
-
10 phút trước
-
40 phút trước
-
40 phút trước
Hay nhất 2sao
-
20 ngày trước
-
20 ngày trước