Vẻ đẹp cổ trấn bị thời gian 'bỏ quên': Nơi giải tỏa cho những người mệt mỏi
Khi đặt chân đến thị trấn đẹp như tranh vẽ này, du khách sẽ có cảm giác như được du hành thời gian trở về thế kỷ trước.
"Những ngôi nhà nửa gỗ, vị trí biệt lập nằm sâu trong một khu vực có rừng ở phía Đông nước Đức. Những đỉnh núi đá nhấp nhô bao bọc một bên là thị trấn và một bên là sông Elbe chảy xiết.
Bước đến nơi đây, bạn sẽ có cảm giác mình lạc về thế kỷ 19. Thế kỷ của những câu chuyện cổ tích, như trong 'Anh em nhà Grimm'.
Các ngôi nhà cổ có từ khoảng 200 năm trước, thức ăn và bia được chế biến bằng những đồ dùng, kỹ thuật cũ kỹ. Và tôi phải chạy ngược chạy xuôi trên một con phố (dĩ nhiên là lát đá cuội) của thị trấn để tìm một tín hiệu wi-fi".
Đó là cảm nhận đầu tiên của phóng viên đài BBC David Perry khi anh lần đầu đặt chân đến cổ trấn Schmilka xinh đẹp của nước Đức.
Andrea Bigge, một nhà sử học nghệ thuật địa phương cho biết: “Schmilka từng là một ngôi làng nghỉ dưỡng cách đây 200 năm. Giờ đây, nó như sống lại thời gian ấy".
"Ở đây, bạn không có khái niệm về thời gian, không cần lịch trình, không cần mục đích. Nếu bạn hỏi các du khách đến Schmilka để làm gì, thì câu trả lời luôn là để… không làm gì cả”, chủ nhà khách Ansgar Rieger nói.
Chỉ cần di chuyển một chặng đường trong ngày từ Dresden, bạn sẽ đến được Schmilka ở gần biên giới Đức với Cộng hòa Séc.
Nó được thành lập vào khoảng năm 1582 bởi những người thợ rừng đến từ Séc - tên của thị trấn thậm chí còn bắt nguồn từ một từ tiếng Slav có nghĩa là "nơi khai thác gỗ".
Ban đầu, nó chỉ đơn giản là ngôi làng nghỉ chân của những người đốn gỗ vân sam. Sông Elbe chảy xiết đóng vai trò như đường vận chuyển gỗ.
Đến năm 1665, ngôi làng đã trở nên đông đúc hơn. Nửa cuối thế kỷ XVII, Schmilka biến thành thị trấn. Vì cách xa nơi đông dân cư, nó dần trở nên biệt lập.
Thị trấn bị thời gian bỏ quên
David Perry kinh ngạc khi biết rằng thị trấn hầu như không có người ở này lại là một trong những nơi nghỉ dưỡng sức khỏe được ưa chuộng nhất ở Sachsen, một trong những cộng đồng hữu cơ và bền vững nhất, cũng như là một trong những cộng đồng đẹp nhất của bang.
Thức ăn trong các nhà hàng của Schmilka đều là đồ hữu cơ. Bia từ nhà máy bia của Schmilka, bánh mì trong tiệm bánh của Schmilka, thậm chí cả nội thất trong các khách sạn và nhà nghỉ của Schmilka đều được chuẩn bị với tiêu chí bền vững lên hàng đầu.
Những ngôi nhà cổ ở Schmilka.
Người ta vẫn sử dụng nước để xay ngũ cốc trên cối xay đơn giản. Nhà máy bia sử dụng các kỹ thuật đã có tuổi đời lên đến 200 năm và các ngôi nhà (tất cả đều là nguyên bản), được làm từ đá, gỗ và sơn dầu.
Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đều dựa trên các truyền thống cũ như phòng xông hơi khô và phòng tắm, đồng thời dựa nhiều vào không gian ngoài trời xung quanh để du khách có những trải nghiệm như chìm đắm giữa thiên nhiên.
Nơi sản xuất bia truyền thống của Schmilka.
"Schmilka có cảnh quan, âm thanh và thậm chí cả mùi giống như ở cách đây hàng thế kỷ", phóng viên David Perry khẳng định.
Người dân địa phương dường như rất yêu thích lối sống này và sự thành công ngày nay của Schmilka phần lớn là nhờ một người đàn ông.
Nơi nghỉ dưỡng lý tưởng
Thời kỳ Đức chia thành 2 nửa Đông-Tây, Schmilka bị bỏ rơi và ngày càng hoang tàn. Tuy nhiên, sau khi Đức thống nhất không lâu, nó lại trở về với vai trò nơi nghỉ dưỡng trong lành hấp dẫn nhất.
Và người có công lớn nhất trong việc khôi phục Schmilka là doanh nhân Sven-Eric Hitzer.
Doanh nhân Sven-Eric Hitzer đã yêu Schmilka khi còn là một thanh niên leo núi. “Lúc đó nó chỉ là một thị trấn thông quan biên giới, nhưng vẻ đẹp hoang dã của nó thật tuyệt vời”, ông Hitzer nói. "Vào những năm 90, tôi trở lại Schmilka để dành thời gian tận hưởng thiên nhiên cùng gia đình.
Tôi đã mua một ngôi nhà với ý định có một nơi để ở khi chúng tôi đến đây. Sau đó, một ngôi nhà khác và...".
Và chuyện không suôn sẻ như ông nghĩ. Trải qua tình trạng suy thoái kinh tế ngay sau khi nước Đức thống nhất, Schmilka, giống như rất nhiều thị trấn nông thôn ở Đông Đức, rơi vào cảnh hoang tàn. Mọi người chuyển đi và những ngôi nhà bị bỏ hoang.
Ban đầu, Hitzer không có ý tưởng đặc biệt nào khác ngoài việc bảo tồn. Nhưng đến năm 2007, được truyền cảm hứng từ lời khuyên của vợ, ông đã lên kế hoạch cứu không chỉ một vài ngôi nhà mà cả thị trấn bằng cách biến Schmilka thành một nơi ẩn dật.
Nhưng trước tiên, Hitzer phải khắc phục những điểm hạn chế của Schmilka. Thị trấn ở vị trí xa xôi. Nó rất nhỏ. Hầu như không có ai sống ở đó.
Không có trường học hay nhà thờ nào. Vì thế, ban đầu, ông Hitzer đã rất lưỡng lự. Tuy nhiên, dưới sự khích lệ của vợ, ông hạ quyết tâm biến Schmilka thành “mảnh đất không thời gian”.
"Nằm trong thung lũng Elbe chật hẹp, Schmilka chen chúc trong một khe hở vừa ấn tượng vừa ấm cúng.
Nhìn xuống dòng sông lúc hoàng hôn, với những khối đá của dãy núi Ore như một hàng bàn tay vươn lên kéo màn đêm xuống, tôi thực sự phải dừng bước. Khi ấy, tôi có thể hiểu tại sao ông Hitzer lại muốn bảo tồn thị trấn này", David Perry cho biết.
Mỗi ngôi nhà trong thị trấn, ông Hitzer đều cẩn thận tân trang, chuyển đổi thành nhà nghỉ mà không làm mất nét đặc trưng kiến trúc vốn có.
Cảnh quan núi biếc, sông dài của thế giới tự nhiên vây quanh Schmilka đã tặng cho ông Hitzer một món quà siêu lợi nhuận: Lượng khách du lịch tăng nhanh.
Với những người đam mê đi bộ đường dài, leo núi, yêu thích thiên nhiên… Schmilka chính là điểm đến không thể bỏ qua.
Những cư dân vẫn còn bám trụ Schmilka cũng học theo ông Hitzer, sửa sang lại nhà cửa làm nhà nghỉ, tiếp đón khách du lịch.
Ẩm thực hữu cơ lành mạnh
Hitzer chưa bao giờ nghĩ đến thực phẩm hữu cơ như một phần của công việc kinh doanh cho đến ngày ông đi khám sức khỏe theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phải nhận kết quả sức khỏe không tốt.
Ông chợt nghĩ rằng nếu thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe của mình thì nó cũng phải như vậy đối với những người khác và có thể được áp dụng trên quy mô lớn hơn tại Schmilka.
Một món ăn được phục vụ trong nhà hàng ở Schmilka.
"Sau lần thăm khám đó, tôi quyết định rằng thực phẩm mình ăn phải đảm bảo không có độc tố", ông nói. "Chỉ sau này, tôi mới nhận ra rằng thực phẩm được sản xuất lành mạnh cũng tốt cho môi trường.
Ý tưởng đó không chỉ cho tôi và cho sức khỏe của tôi, mà còn là cách kinh doanh bền vững nói chung", ông nhấn mạnh.
Công ty của Hitzer thành lập năm 2007 hiện đang quản lý thị trấn Schmilka như một doanh nghiệp.
Hitzer đã định vị thị trấn như một nơi giải tỏa cho những người mệt mỏi trên khắp thế giới, một diểm đến an yên dành cho những người đi bộ đường dài và leo núi, đồng thời là nơi nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho những người kiệt sức vì Covid-19, tất cả đều dưới biểu ngữ "thực hành bền vững và ẩm thực hữu cơ".
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
8 giờ trướcLoại trà có mức giá đắt đỏ này thường được hái vào sáng sớm trong những ngày đặc biệt. Sau đó, trà được lựa chọn bằng tay rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
-
9 giờ trướcChiếc siêu xe đắt tiền Lamborghini Huracan được một người đàn ông rửa sạch bên đường bằng phương pháp hết sức rẻ tiền: Xô nước và giẻ lau.
-
12 giờ trướcMột vụ cá mập tấn công người vừa được ghi nhận tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng trên Biển Đỏ ở Marsa Alam, khiến 1 du khách thiệt mạng.
-
13 giờ trướcViệc chế biến để loại bỏ mùi 'thối' của loài cá này khá phức tạp và tốn công sức, song thịt của chúng lại cực kỳ thơm ngon.
-
16 giờ trướcNằm ở trung tâm xứ Basque, nước Pháp, làng Espelette nổi tiếng với những chùm ớt đỏ tươi, thu hút gần 1 triệu lượt du khách/năm.
-
18 giờ trướcMột số thói quen như đun quá lâu, uống khi nóng… có thể khiến món nước canh phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe của bạn.
-
19 giờ trướcMột xu hướng mới nổi lên trong giới trẻ trước thềm năm Ất Tỵ 2025 là nuôi rắn cảnh.
-
22 giờ trướcCủ kiệu là món ngon ngày Tết được nhiều gia đình yêu thích, cách làm món này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
-
1 ngày trướcKhi còn là một cậu bé, Simon Sio từng bị yêu cầu rời khỏi một khách sạn sang trọng. Ông tự hứa một ngày nào đó, sẽ làm chủ nơi này.
-
1 ngày trướcGiờ đây, đặc sản này đã “một bước lên tiên”, trở thành nguyên liệu xa xỉ trên bàn ăn của giới nhà giàu.
-
1 ngày trướcMột bác sĩ người Mỹ đã chia sẻ cách đơn giản để bạn có thể giảm cảm giác say rượu mệt mỏi sau khi uống nhiều đó là "ăn phô mai".
-
2 ngày trướcCơ quan chức năng đã phát hiện một nhà hàng lẩu tái chế "dầu cũ" còn sót lại và thêm vào nước dùng lẩu để phục vụ thực khách.
-
2 ngày trướcTrong suốt gần 5 năm, thực khách này đã gắn bó với nhà hàng vì món cơm đặc biệt.
-
2 ngày trướcDưới đây là tư vấn của chuyên gia về băn khoăn "uống 20 chén rượu mạnh, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0".
-
2 ngày trướcMột đoạn video được công bố mới đây cho thấy khoảnh khắc một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Alaska Airlines mở cửa thoát hiểm và đi lại trên cánh máy bay.
-
2 ngày trướcMặc cho tiết trời về đêm rất lạnh, hàng trăm người dân vẫn đứng vái vọng trước cửa Phủ Tây Hồ lúc 0h ngày mùng 1 tháng Chạp để trả lễ và cầu may.
-
2 ngày trướcTheo lịch vạn niên, có tới 8 năm liền kể từ Ất Tỵ 2025, Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết mà đến sau 29 Tết, các chuyên gia giải thích thế nào?
Tin tức mới nhất
-
6 giờ trước
-
7 giờ trước
-
7 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước