Rùng mình với những bức ảnh "ma" gây ám ảnh nhất thế giới

(2Sao) - Những bức ảnh có sự xuất hiện của các "vị khách không mời" đã gây tranh cãi trong suốt nhiều thập kỷ qua.



Bức hình của phi đội RAF được chụp vào năm 1919 tại một căn cứ không quân hoàng gia HMS Daedalus có sự xuất hiện của một gương mặt bí ẩn được cho là hồn ma của Freddy Hackson, người thợ máy đã chết 2 ngày trước đó.

Bức ảnh được chụp ở hạm đội không quân tại Yelverton, Somerset vào năm 1987. Người phụ nữ trong bức hình kể lại chỉ có một mình bà ngồi trong xe, mặc dù thời tiết khá nóng nhưng bà lại cảm thấy gai người. Sau khi tấm hình được rửa ra, người ta phát hiện có một bóng hình ngồi kế bên. Vấn đề ai là người ngồi cạnh bà vào thời điểm ấy thì không ai có thể giải thích được.



Đầu những năm 70, câu chuyện kỳ lạ về thực thể bí ẩn ám ảnh Doris Bither đã gây chấn động thế giới, đặc biệt là giới khoa học. Doris là một người phụ nữ nghiện rượu. Cuộc sống của cô không mấy dễ chịu khi cô luôn bị cha mẹ lạm dụng, và cô còn lạm dụng cả con trai của mình. Chính bởi nghiện rượu nên cô lúc nào cũng trong trạng thái ngà ngà hoặc say mềm nên không ai tin lời cô khi cô khẳng định mình bị 3 “thực thể” vô hình chi phối. Cho tới khi Doris chửi rủa, đòi các thực thể kia phải xuất hiện thì có luồng ánh sáng xuất hiện xung quanh căn phòng, tiếp theo là một màn sương xanh xoáy trong góc, tạo thành phần trên cơ thể một người đàn ông chỉ có hình dạng, không có đặc điểm khuôn mặt. Vòng sáng xanh bắt đầu xoáy và một nhà nghiên cứu đã ngất đi. Bức ảnh trên chụp tại hiện trường đã chứng minh sự xuất hiện của quầng sáng bí ẩn đó. Năm 1980, câu chuyện của cô bắt đầu mờ nhạt dần, nhưng giới giải trí đã chuyển thể câu chuyện bí ẩn của Doris thành bộ phim kinh dị và cuốn tiểu thuyết mang tên "The Entity".


Hình ảnh một đứa trẻ đang chơi trò trốn tìm xuất hiện trong bức ảnh chụp của một gia đình
vào năm 2009.

Bức ảnh này ban đầu được đăng tải trên thời báo Chicago Sun, "nhân vật bí ẩn" bất ngờ xuất hiện trong một cảnh quay của CCTV ở Hampton Court Palace, nằm bên bờ sông Thames, Anh.


Năm 1959, Mabel Chinnery cùng chồng đến thăm mộ của mẹ cô. Khi người chồng ngồi đợi một mình trong xe, Mabel đã chụp lại một bức ảnh và sau khi rửa tấm hình, họ phát hiện gương mặt một người đàn bà giống mẹ xuất hiện phía sau chồng. Một chuyên gia nhiếp ảnh đã kiểm tra tấm hình và công nhận rằng nó không phải là ảnh ghép. Tuy nhiên, người phụ nữ ngồi sau xe trông khá rõ ràng, không bóng mờ và ngay cả cặp kính cũng phản chiếu ánh sáng rất hợp lý.


Năm 1963, vị mục sư K.F. Lord đã chụp lại một bức ảnh có sự xuất hiện của chiếc bóng kỳ lạ trông giống như thần chết ở nhà thờ tại Newby (Yorkshire).


Hai khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình là của James Courtney và Michael Meehan – thuyền viên của tàu chở dầu S.S. Watertown. Bức ảnh do chính thuyền trưởng Keith Tracy chụp lại. Trong 6 tấm hình ông chụp thì chỉ có duy nhất 1 tấm xuất hiện khuôn mặt của họ. Điều kỳ lạ là 2 thuyền viên này đã chết trong một tai nạn bất ngờ khi con tàu đang đi theo hải trình từ kênh đào Panama tới thành phố New York - làm nhiệm vụ dọn dẹp tàu trên tàu vào tháng 12/1924. Dựa vào phong tục khi đi trên biển, 2 thủy thủ này đã được thủy táng. Tuy nhiên, sau đó các thành viên khác đều khẳng định nhìn thấy hình dáng 2 người bạn đồng hành bất hạnh này trồi từ dưới nước. Họ xuất hiện trong khoảng 10 giây rồi sau đó mờ dần. Bức ảnh do thuyền trưởng chụp lại chính là minh chứng cho điều kỳ lạ đó.


Năm 1988, trong một bức hình chụp lại vụ tai nạn xe hơi tại thành phố New York xuất hiện một chiếc bóng màu trắng. Nhiều người băn khoăn không biết đó là hồn ma của ai  đó đã khuất hay của một thiên thần đang giúp đỡ lực lượng cứu hộ giải cứu người tài xế, bởi người lái xe sau đó thoát chết một cách thần kỳ.


M. Amos - tác giả bức hình chụp này chia sẻ "đây là bức hình ma quái nhất mà ông từng chụp. Tấm hình chụp lại một khu vực trong nghĩa địa, có xuất hiện đốm sáng màu xanh và nhiều khuôn mặt ẩn trong các đám cỏ."

Bức ảnh chụp năm 1936 tại Rayham Hall, Norfold, Anh này là một trong những bức ảnh ma nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ. Chiếc bóng xuất hiện trong tấm hình được cho là hồn ma của bà Dorothy Townsend, người đã sống tại đó vào năm 1700 - cách thời điểm bức hình được chụp đến hơn 200 năm. Nhiều người còn kể rằng thỉnh thoảng họ vẫn thấy hồn ma của bà lang thang trong ngôi nhà đó.

Năm 1940 tại Úc, bà Andrew Queensland đã chụp lại ngôi mộ của con gái bà, nhưng sau khi rửa phim thì thấy xuất hiện một đứa trẻ ngồi kế bên mộ. Sau đó, người ta mới nhận ra có một bé gái nhỏ được chôn gần đấy.

Hình ảnh một chú chó xuất hiện trong bức ảnh do thanh tra Arthur Springer chụp tại Tingewick, Buckingham, Anh năm 1916. Điều kì lạ là mọi người có mặt tại đó đều khẳng định không có chú chó nào ở quanh đấy.

Năm 1972, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã chụp lại được bức hình "ma quái" với sự xuất hiện của bàn chân bí ẩn nằm sau ống quần một vị khách trong  buổi tiệc cưới ở Paisle, Anh. Tất cả các vị khách đều xác nhận không ai có cái chân giống như trong ảnh. Bức ảnh cũng được sở cảnh sát địa phương khám nghiệm và công nhận là nguyên bản, không bị lắp ghép, chỉnh sửa.

Bức ảnh được chụp bằng kỹ thuật hồng ngoại năm 1978 khi một ekip truyền hình đang thực hiện chương trình tại Sunnyvale, California. Trong hình xuất hiện một người đàn ông đứng dựa vào tường nhưng sự thực anh ta không hề có mặt ở đó (nhiều người cùng tham gia chương trình đã làm chứng). Trong một số tấm hình khác cũng không xuất hiện người đàn ông này. Có người cho rằng "vị khách không mời" chính là chàng trai đã chết vào năm 1869 tại chính địa điểm bức hình được chụp do tai nạn lao động.

Vụ hỏa hoạn ngày 19/11/1995 ở Tòa thị chính ở Wem Town, Anh sẽ không có gì kỳ lạ và được người ta nhắc đến nhiều thế nếu không có tấm hình này. Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã chụp lại bằng ống kính tele 200mm từ bên kia đường khoảnh khắc một cô gái đứng trong đám lửa nơi cửa của tòa nhà đang cháy. Các nhân viên cứu hỏa khi đó cho hay họ không thấy cô gái nào ở đó. Sau khi đã dập tắt lửa, lực lượng cứu hỏa vẫn tiếp tục tìm kiếm để hy vọng tìm ra chút manh mối nào hoặc hài cốt của cô gái trong đống tro tàn. Thế nhưng, họ không tìm được gì. Theo một số người dân địa phương, cô gái trong tấm hình là Jane Churm, đã qua đời trong một vụ hỏa hoạn tại đây năm 1677. Theo tài liệu ghi chép, cô gái này đã vô tình đốt cháy ngôi nhà của mình bởi một cây nến. Ngọn lửa sau đó đã lan ra và thiêu rụi nhiều ngôi nhà nơi đây.

June
Theo Vietnamnet

Tin tức mới nhất