Xót lòng cảnh người mẹ nghèo bị ung thư nuôi 4 con dặt dẹo bệnh tật
Mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, đôi vai gầy của Chị Nguyễn Thị Tuyến (1969) như muốn gầy hơn nữa bởi một mình chỉ phải chăm nuôi 4 người con trai cũng bị bệnh tật, dặt dẹo.
Ngần ấy năm, chị làm lụng chăm chỉ, nén nỗi đau bệnh tật để chăm con ốm, bệnh tật. Và cũng ngần ấy năm, người bố nát rượu của những đứa con khốn khổ chỉ biết làm một việc là say lướt khướt từ sáng tới khi tối mù mịt, có những lần “nát” quá quên cả đường về, nằm vắt vẻo trên đường quốc lộ, mặc cho xe đi, người qua lại. Bao nỗi bất hạnh chồng chất cứ thế đổ dồn lên đôi vai gầy gò của người phụ nữ quê mùa lam lũ mang thân hình nhỏ bé mà đầy nghị lực ấy.
Gặp chị Tuyến trong khoa u bướu, bênh viện Việt Đức trong giờ điều trị. Chị chẳng than lấy một lời vì hoàn cảnh khó khăn, éo le của mình. Chị chỉ bật khóc khi kể về những ước mơ dang dở của những đứa con mình.
Người đàn bà bệnh tật chăm 4 đứa con bệnh
Ngước đôi mắt mệt mỏi, chị Tuyến buồn bã: “Nhà có 4 đứa con trai, đứa lớn thì 1998, đứa út thì được 7 tuổi, mà đứa nào cũng mang trong mình bệnh hiểm nghèo”. Chị kể rằng, chị quá lứa nên lấy chồng muộn. Bản thân chị cũng đâu còn trẻ để mà kén được chồng nên chị chấp nhận lấy người đan ông nát rượu trong làng. Chồng chị nát rượu có tiếng trong làng từ xưa tới nay, cũng chẳng giúp gì được chị, “Ông ấy tuy nát rượu nhưng cũng chẳng bao giờ đánh vợ, mắng con. Cũng chẳng bao giờ gây xích mích với ai trong làng,...” Chị thở dài kể về chuỗi ngày đi “gánh” chồng, những lúc chồng say, bất cứ chỗ nào ông cũng lấy đó làm nhà, lấy đất làm giường, ngủ lề, ngủ bụi, thậm chí có lần chị hốt hoảng qua cõng chồng về khi được người dân báo tin chồng chị đang ngủ ở.... đường quốc lộ.
Liên tục đưa tay lên lau nước mắt vì tủi thân, chị Tuyến nghẹn ngào kể về câu chuyện bi ai của cuộc đời mình. Mấy năm trước, chị đã phải chạy ngược, chạy xuôi ở những bệnh viện lớn, nhỏ vì bệnh ung thư vú, phẫu thuật xong được một thời gian đi xét nghiệm lại, được bác sĩ chẩn đoán thêm hàng loạt thứ bệnh. Chị “khoe” bệnh của mình như chiến tích: “Đi khám ở bệnh viện tỉnh thì bảo không có gì, nhưng lên bệnh viện K thì bác sĩ bảo u sơ tử cung, u nang buồn trứng. Đi bệnh viện Bạch Mai thì được bác sĩ chuẩn đoán thêm bệnh phổi,...” Chị kể về bệnh của mình mà nhẹ như không. Chị ít học, đâu có biết rõ được tình hình bệnh của mình ra sao: “Bác sĩ nói thế thì chỉ biết là bệnh của mình là tới số, chứ cụ thể ra sao thì tôi không nhớ nổi”.
Cũng phải thôi vì chị còn phải chăm tới bốn đứa con bệnh tật thì làm sao có thời gian để ý đến bệnh của mình. Tai họa dường như chẳng buông tha cho chị. Đứa con đầu của chị là em Nguyễn Văn Lượng (1998), đang từ một thanh niên khỏe mạnh với ước mơ là kĩ sư điện thì bỗng đổ bệnh sau những trận sốt li bì. Chị tưởng con mình bị cúm, cũng chỉ mua thuốc cảm cho uống nhưng không thuyên giảm. Đưa con nhập bệnh viện Việt Trì, bác sĩ cũng chẳng chuẩn đoán được bệnh của em. Chị nuốt nước mắt, “liều mạng” cầm trong tay vài trăm ngàn lên bệnh viện Việt Đức để khám.
Cầm tờ kết quả chẩn đoán em Lượng bị “U sau phúc mạc”, chị cũng phải chạy đi hỏi bác sĩ về bệnh của con mình. Bác sĩ điều tri cho con chị kết luận rằng, em Lượng cần phải phẫu thuật gấp, vì bệnh nặng lắm rồi chị mới chết chân tại chỗ. Cả đời chị quanh năm với hai sào ruộng, với một con lợn nái, ăn còn chẳng đủ chứ đừng nói cả núi tiền cần cho cuộc phẫu thuật của con. Nhưng chị một lần nữa đánh liều cho con mình phẫu thuật để được sống: “Tôi không biết là bao nhiêu tiền, nhưng kể cả có phải mượn trên, mượn dưới tôi cũng phải cho em nó được sống. Cả đời tôi đi làm thuê trả nợ rồi cũng hết”. Khi được hỏi, bệnh của chị nặng không kém gì con mình thì chị lấy đâu ra sức khỏe để đi làm trả nợ, chị Tuyến ngại ngùng phân bua: “Tôi cũng gần 50 tuổi rồi, già rồi. Bệnh của tôi không cần chữa cũng được”, chị thở dài, những ngón tay trai sần của chị đan vào nhau, nước mắt lưng tròng.
Khi được chúng tôi hỏi về những đứa con sau của mình, chị Tuyến nghẹn ngào, xót xa: “Em thứ hai Nguyễn Văn Giang bị bệnh liên quan tới thần kinh lên chậm phát triển, cũng không ý thức được bản thân. Gia đình cố cho em đi học để bết tới con chữ nhưng sức em học không nổi. Vì gia đình quá khó khăn nên em được người họ hàng ở trong Nam nhận nuôi giúp”. Chị lại khóc: “Nó là đứa tội nghiệp nhất, nhưng giờ tôi túc trực ở trong viện chăm thằng lớn thì lấy đâu ra thời gian trông nó, những đứa sau còn quá nhỏ cũng chẳng trông được anh”. Cho đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra vào trong Nam mà lòng chị đau như cắt, những lúc nhớ con chị lại khóc thầm.
Đứa thứ ba là em Nguyễn Văn Nam năm nay vào lớp 6 thì được bác sĩ chuẩn đoán là hẹp khí quản, chèn xuống cuống họng rất đau đớn, lúc ăn uống, nói chuyện rất khó khăn nhưng em vẫn rất cố gắng, tự lập trong học tập trông em út và tự chăm sóc bản thân. “Nó ở nhà kêu đau đớn mà tôi chẳng biết làm gì. Tôi chỉ khuyên em nó rằng, con cố chịu, mẹ chữa cho anh xong mẹ lại đưa con đi chữa cho lành bệnh”, chị Tuyến khóc nấc lên từng tiếng.
Còn đứa con trai út là em Nguyễn Văn Việt là đứa chị lo nhất: “Em nó vừa mổ U nang tinh hoàn năm ngoái. Em nó ốm yếu, gầy gò nhưng lại nghịch ngợm. Bố nó thế, anh trai thì hiền lành không quản nổi nó”. Cái số chị nó khổ, nhà có 4 đứa con đứa nào cũng mang bệnh, bất hạnh ứ thế đè xuống đôi vai gầy của người đàn bà khốn khó này.
Ước mơ vượt tầm với
Trong câu chuyện của mình chị rất bình tĩnh, những khi chạm tới giấc mơ của các con mình, chị mới khóc như mưa, dường như nỗi uất nghẹn của chị trôi không xuể theo những dòng nước mắt: “Ở nhà, đứa lớn năm nay 16 tuổi nên đã có nhận thức nhất định. Biết mẹ bị bệnh như vây, bản thân mình và các em cũng chẳng khá hơn. Lượng nó định thôi học, chữa bệnh xong thì đi làm thuê để giúp đỡ mẹ và các em”.
Nhưng chị quyết không cho con mình thất học. Bản thân chị ít học, ở cái vùng nông thôn nghèo như thế chị không thể để con chị giống mình. Chị quả quyết: “Tôi chỉ khuyên cháu, bằng mọi giá phải học cho bằng bạn bằng bè. Mặc kệ mẹ, mẹ còn sống ngày nào thì ngày đó các con phải đi học, bằng không mẹ chết, các con làm gì thì làm”.
Lượng nhìn qua mẹ mà rơm rớm nước mắt. Em kể nằm trong viện, nhiều lúc buồn nhớ trường lớp bạn bè, nhớ mấy đứa em ốm đau ở nhà mà không có ai trông. Kể về tương lai: “em mong mình khỏe lại, đi học thật tốt về đỡ mẹ, và chữa bệnh cho các em”. Cái dáng gầy gò, ốm yếu của em lại dường như có sức sống hơn khi nhắc đến đi học.
Dường như ước mơ quá xa vời với tầm tay của chị Tuyến, chị tâm sự: “Chỗ nào vay mượn, tôi đều đã vay hết rồi. Gia cảnh hai bên đều làm nông thì lấy gì mà giúp đỡ. Ở nhà 2 xào ruộng cũng chỉ có bố tôi đã hơn 70 tuổi trông giúp chứ cũng để hoang đấy thôi”, chị thở dài: “Ước mơ của tôi không cần giàu có, cũng chẳng cần tiền bạc, chỉ cần các con mình khỏe mạnh là tốt lắm rồi”. Cái dáng khắc khổ của chị chạy tất tưởi ra hỏi khi bác sĩ đến thăm khám bệnh của con mình.
Chia tay chúng tôi, có đội tình nguyện tại bệnh viện phát phiếu ăn tình nghĩa mà chị lưỡng lự không lấy. Chị kể hằng ngày có 2 bữa lót dạ mà thôi, mua một bát phở 20.000 đồng, mẹ con ăn chung, “Em nó ăn ít lắm, nên còn thừa bao nhiêu chị ăn nốt”. Khi hỏi tại sao chị không nhận phiếu phát cơm tình nguyện, chị ngại ngùng: “Em nó ăn ít lắm, tôi cũng vậy. Thà để phần của tôi cho những người cần nó thì hơn”.
Hiện nay, mỗi ngày em Lượng vẫn phải truyền thuốc, hóa chất vào người. Bản thân chị phải ném nỗi đau để chăm con, trăm ngàn cái khó khăn đổ lên đầu chị, bảo hiểm của Lượng không chi trả viện phí trái tuyến. “chưa biết viện phí của em ra sao nhưng dù sao bệnh của em đã ổn định đó cũng là may mắn của người mẹ như tôi”, chị Tuyến vẫn lạc quan, với nghị lực phi thường như vậy đấy.
Mọi sự chia sẻ ủng hộ, nhà hảo tâm có thể liên hệ trực tiếp với chị Tuyến trú tại khu 4, xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, Phú Thọ mẹ của các cháu theo số điện thoại: 01684657646
Gặp chị Tuyến trong khoa u bướu, bênh viện Việt Đức trong giờ điều trị. Chị chẳng than lấy một lời vì hoàn cảnh khó khăn, éo le của mình. Chị chỉ bật khóc khi kể về những ước mơ dang dở của những đứa con mình.
Người mẹ khóc cạn nước mắt vì số phận của mình, có chồng cũng như không, 4 con thì
cả 4 đều bệnh tật
cả 4 đều bệnh tật
Người đàn bà bệnh tật chăm 4 đứa con bệnh
Ngước đôi mắt mệt mỏi, chị Tuyến buồn bã: “Nhà có 4 đứa con trai, đứa lớn thì 1998, đứa út thì được 7 tuổi, mà đứa nào cũng mang trong mình bệnh hiểm nghèo”. Chị kể rằng, chị quá lứa nên lấy chồng muộn. Bản thân chị cũng đâu còn trẻ để mà kén được chồng nên chị chấp nhận lấy người đan ông nát rượu trong làng. Chồng chị nát rượu có tiếng trong làng từ xưa tới nay, cũng chẳng giúp gì được chị, “Ông ấy tuy nát rượu nhưng cũng chẳng bao giờ đánh vợ, mắng con. Cũng chẳng bao giờ gây xích mích với ai trong làng,...” Chị thở dài kể về chuỗi ngày đi “gánh” chồng, những lúc chồng say, bất cứ chỗ nào ông cũng lấy đó làm nhà, lấy đất làm giường, ngủ lề, ngủ bụi, thậm chí có lần chị hốt hoảng qua cõng chồng về khi được người dân báo tin chồng chị đang ngủ ở.... đường quốc lộ.
Liên tục đưa tay lên lau nước mắt vì tủi thân, chị Tuyến nghẹn ngào kể về câu chuyện bi ai của cuộc đời mình. Mấy năm trước, chị đã phải chạy ngược, chạy xuôi ở những bệnh viện lớn, nhỏ vì bệnh ung thư vú, phẫu thuật xong được một thời gian đi xét nghiệm lại, được bác sĩ chẩn đoán thêm hàng loạt thứ bệnh. Chị “khoe” bệnh của mình như chiến tích: “Đi khám ở bệnh viện tỉnh thì bảo không có gì, nhưng lên bệnh viện K thì bác sĩ bảo u sơ tử cung, u nang buồn trứng. Đi bệnh viện Bạch Mai thì được bác sĩ chuẩn đoán thêm bệnh phổi,...” Chị kể về bệnh của mình mà nhẹ như không. Chị ít học, đâu có biết rõ được tình hình bệnh của mình ra sao: “Bác sĩ nói thế thì chỉ biết là bệnh của mình là tới số, chứ cụ thể ra sao thì tôi không nhớ nổi”.
Chăm con trong viện, chị cố nén nước mắt không khóc trước mặt con
Cũng phải thôi vì chị còn phải chăm tới bốn đứa con bệnh tật thì làm sao có thời gian để ý đến bệnh của mình. Tai họa dường như chẳng buông tha cho chị. Đứa con đầu của chị là em Nguyễn Văn Lượng (1998), đang từ một thanh niên khỏe mạnh với ước mơ là kĩ sư điện thì bỗng đổ bệnh sau những trận sốt li bì. Chị tưởng con mình bị cúm, cũng chỉ mua thuốc cảm cho uống nhưng không thuyên giảm. Đưa con nhập bệnh viện Việt Trì, bác sĩ cũng chẳng chuẩn đoán được bệnh của em. Chị nuốt nước mắt, “liều mạng” cầm trong tay vài trăm ngàn lên bệnh viện Việt Đức để khám.
Cầm tờ kết quả chẩn đoán em Lượng bị “U sau phúc mạc”, chị cũng phải chạy đi hỏi bác sĩ về bệnh của con mình. Bác sĩ điều tri cho con chị kết luận rằng, em Lượng cần phải phẫu thuật gấp, vì bệnh nặng lắm rồi chị mới chết chân tại chỗ. Cả đời chị quanh năm với hai sào ruộng, với một con lợn nái, ăn còn chẳng đủ chứ đừng nói cả núi tiền cần cho cuộc phẫu thuật của con. Nhưng chị một lần nữa đánh liều cho con mình phẫu thuật để được sống: “Tôi không biết là bao nhiêu tiền, nhưng kể cả có phải mượn trên, mượn dưới tôi cũng phải cho em nó được sống. Cả đời tôi đi làm thuê trả nợ rồi cũng hết”. Khi được hỏi, bệnh của chị nặng không kém gì con mình thì chị lấy đâu ra sức khỏe để đi làm trả nợ, chị Tuyến ngại ngùng phân bua: “Tôi cũng gần 50 tuổi rồi, già rồi. Bệnh của tôi không cần chữa cũng được”, chị thở dài, những ngón tay trai sần của chị đan vào nhau, nước mắt lưng tròng.
Khi được chúng tôi hỏi về những đứa con sau của mình, chị Tuyến nghẹn ngào, xót xa: “Em thứ hai Nguyễn Văn Giang bị bệnh liên quan tới thần kinh lên chậm phát triển, cũng không ý thức được bản thân. Gia đình cố cho em đi học để bết tới con chữ nhưng sức em học không nổi. Vì gia đình quá khó khăn nên em được người họ hàng ở trong Nam nhận nuôi giúp”. Chị lại khóc: “Nó là đứa tội nghiệp nhất, nhưng giờ tôi túc trực ở trong viện chăm thằng lớn thì lấy đâu ra thời gian trông nó, những đứa sau còn quá nhỏ cũng chẳng trông được anh”. Cho đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra vào trong Nam mà lòng chị đau như cắt, những lúc nhớ con chị lại khóc thầm.
Đứa thứ ba là em Nguyễn Văn Nam năm nay vào lớp 6 thì được bác sĩ chuẩn đoán là hẹp khí quản, chèn xuống cuống họng rất đau đớn, lúc ăn uống, nói chuyện rất khó khăn nhưng em vẫn rất cố gắng, tự lập trong học tập trông em út và tự chăm sóc bản thân. “Nó ở nhà kêu đau đớn mà tôi chẳng biết làm gì. Tôi chỉ khuyên em nó rằng, con cố chịu, mẹ chữa cho anh xong mẹ lại đưa con đi chữa cho lành bệnh”, chị Tuyến khóc nấc lên từng tiếng.
Ước mơ vượt tầm với
Trong câu chuyện của mình chị rất bình tĩnh, những khi chạm tới giấc mơ của các con mình, chị mới khóc như mưa, dường như nỗi uất nghẹn của chị trôi không xuể theo những dòng nước mắt: “Ở nhà, đứa lớn năm nay 16 tuổi nên đã có nhận thức nhất định. Biết mẹ bị bệnh như vây, bản thân mình và các em cũng chẳng khá hơn. Lượng nó định thôi học, chữa bệnh xong thì đi làm thuê để giúp đỡ mẹ và các em”.
Nhưng chị quyết không cho con mình thất học. Bản thân chị ít học, ở cái vùng nông thôn nghèo như thế chị không thể để con chị giống mình. Chị quả quyết: “Tôi chỉ khuyên cháu, bằng mọi giá phải học cho bằng bạn bằng bè. Mặc kệ mẹ, mẹ còn sống ngày nào thì ngày đó các con phải đi học, bằng không mẹ chết, các con làm gì thì làm”.
Gặp em Lượng trong viện, em vừa phẫu thuật xong nên di chuyển, nói chuyện rất khó khăn: “Em chỉ muốn mẹ bớt khổ. Đời mẹ hi sinh nhiều rồi”.
Lượng nhìn qua mẹ mà rơm rớm nước mắt. Em kể nằm trong viện, nhiều lúc buồn nhớ trường lớp bạn bè, nhớ mấy đứa em ốm đau ở nhà mà không có ai trông. Kể về tương lai: “em mong mình khỏe lại, đi học thật tốt về đỡ mẹ, và chữa bệnh cho các em”. Cái dáng gầy gò, ốm yếu của em lại dường như có sức sống hơn khi nhắc đến đi học.
Dường như ước mơ quá xa vời với tầm tay của chị Tuyến, chị tâm sự: “Chỗ nào vay mượn, tôi đều đã vay hết rồi. Gia cảnh hai bên đều làm nông thì lấy gì mà giúp đỡ. Ở nhà 2 xào ruộng cũng chỉ có bố tôi đã hơn 70 tuổi trông giúp chứ cũng để hoang đấy thôi”, chị thở dài: “Ước mơ của tôi không cần giàu có, cũng chẳng cần tiền bạc, chỉ cần các con mình khỏe mạnh là tốt lắm rồi”. Cái dáng khắc khổ của chị chạy tất tưởi ra hỏi khi bác sĩ đến thăm khám bệnh của con mình.
Chia tay chúng tôi, có đội tình nguyện tại bệnh viện phát phiếu ăn tình nghĩa mà chị lưỡng lự không lấy. Chị kể hằng ngày có 2 bữa lót dạ mà thôi, mua một bát phở 20.000 đồng, mẹ con ăn chung, “Em nó ăn ít lắm, nên còn thừa bao nhiêu chị ăn nốt”. Khi hỏi tại sao chị không nhận phiếu phát cơm tình nguyện, chị ngại ngùng: “Em nó ăn ít lắm, tôi cũng vậy. Thà để phần của tôi cho những người cần nó thì hơn”.
Hiện nay, mỗi ngày em Lượng vẫn phải truyền thuốc, hóa chất vào người. Bản thân chị phải ném nỗi đau để chăm con, trăm ngàn cái khó khăn đổ lên đầu chị, bảo hiểm của Lượng không chi trả viện phí trái tuyến. “chưa biết viện phí của em ra sao nhưng dù sao bệnh của em đã ổn định đó cũng là may mắn của người mẹ như tôi”, chị Tuyến vẫn lạc quan, với nghị lực phi thường như vậy đấy.
Mọi sự chia sẻ ủng hộ, nhà hảo tâm có thể liên hệ trực tiếp với chị Tuyến trú tại khu 4, xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, Phú Thọ mẹ của các cháu theo số điện thoại: 01684657646
Theo Afamily/ Trí thức trẻ
-
3 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
9 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
12 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
12 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
12 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
15 giờ trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
-
2 ngày trướcTheo cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ hỏa hoạn làm 2 người chết, 14 người bị thương ở TPHCM có thể xuất phát từ một xe điện để dưới tầng trệt căn nhà 4 tầng.
-
2 ngày trướcSau thời gian mật phục và theo dõi, lực lượng công an bắt giữ nam thanh niên đang vận chuyển thuê 2kg ma túy từ TPHCM về Bình Thuận và cả đối tượng đang chờ nhận “hàng”.