10 lầm tưởng hoang đường về thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là sự thay đổi lớn nhất trong cơ thể phụ nữ sau mang thai và dậy thì. Tuy nhiên, nhiều người rất lo sợ khi bước vào giai đoạn này và thường có những lầm tưởng hoang đường về nó.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm nhất về thời kỳ mãn kinh:

Kinh nguyệt của bạn sẽ đột ngột dừng lại trong 1 ngày

Sự thật là điều này có thể xảy ra với vài phụ nữ nhưng không phải chuyện thường thấy. Kinh nguyệt của bạn có thể sẽ thất thường một thời gian trước khi mất hẳn. “Sự chuyển đổi mãn kinh có thể mất từ 3-5 năm, tất cả phụ thuộc vào buồng trứng, có khi hoạt động mạnh mẽ có khi không hoạt động nhiều”, Bác sĩ JoAnn Pinkerton, Giám đốc Trung tâm Y tế Trung niên tại ĐH Y Virginia (Mỹ), đồng thời là người đứng đầu Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ - cho hay.

Theo chuyên gia này, khi chức năng buồng trứng của bạn bị biến động, kéo theo sự thay đổi mức hormone, trong đó “có thể khiến hai kỳ kinh nguyệt quá gần nhau hoặc quá xa nhau, quá nhiều hoặc quá ít”. Phụ nữ trung bình có kỳ kinh nguyệt cuối cùng ở độ tuổi 51.

10 lầm tưởng hoang đường về thời kỳ mãn kinh

Ai cũng trải qua giai đoạn “phừng phừng” hệt nhau khi mãn kinh

Trong một nghiên cứu mới đây của Trường ĐH Pennsylvania ở Mỹ, biểu hiện mãn kinh ở mỗi phụ nữ rất khác nhau. 3% phụ nữ mãn kinh cho biết không có biểu hiện đổ mồ hôi, 17% không bị nóng bừng, 80% nóng vừa phải hoặc nặng. Đối với một số phụ nữ, triệu chứng này kéo dài nhiều năm. “Khoảng 15% phụ nữ sẽ tiếp tục xuất hiện những cơn nóng bừng vô thời hạn”, GS-TS sản khoa Andrea Rapkin tại Đại học California tại Los Angeles, Mỹ – nói.

Còn theo TS JoAnn Pinkerton, nguyên nhân các cơn nóng bừng và bực bội ở phụ nữ mãn kinh vẫn chưa được tìm ra. “Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng có một vùng trong não chịu trách nhiệm điều chỉnh thân nhiệt và nhiều thứ ảnh hưởng đến khu vực đó, như stress chẳng hạn”, bà nói. Theo TS Pinkerton, để dự đoán xem tương lai bạn có những triệu chứng nêu trên không, hãy hỏi mẹ bạn.

Nóng bừng là triệu chứng duy nhất của thời kỳ mãn kinh

Sự thật đây không phải là triệu chứng duy nhất của giai đoạn mãn kinh. “Gián đoạn giấc ngủ cũng là một dấu hiệu kinh điển của thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ thường có giấc ngủ REM (rapid-eye movement – giấc ngủ sâu nhất) rất ít, dễ dẫn đến mệt mỏi. Những triệu chứng khác bao gồm dễ bị kích thích, thay đổi tâm trạng và đãng trí.

Theo bác sĩ Lubna Pal từ Trường Y dược Yale của Mỹ, mỗi buổi sáng bạn hãy tự hỏi những câu như: Đêm qua tôi đã ngủ như thế nào, thức dậy bao nhiêu lần? Điều gì làm tôi thức giấc? Cảm thấy nóng phừng bao nhiều lần? Điều này có thường xảy ra không? Sau đó, đưa cho bác sĩ để họ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của việc gián đoạn giấc ngủ.

Dùng hormone thay thế theo toa là nguy hiểm

Đối với một số phụ nữ, việc dùng hormone thay thế cần cẩn trọng nhưng với những người khác, thay thế estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể mang lại lợi ích lớn. Thực tế, nếu phụ nữ có mảng bám trong mạch máu, estrogen có khả năng làm tắc nghẽn động mạch và đe dọa tim. Đó là lý do hormone thay thế không nên dùng cho phụ nữ tuổi 50 hoặc những người có cholesterol cao, huyết áp cao, béo phì, hoặc có tiền sử hút thuốc. Liệu pháp này cũng không nên áp dụng cho phụ nữ có vấn đề về sức khỏe nhất định như ung thư vú hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. “Tuy nhiên nếu bạn bị mãn kinh ở tuổi từ 46 -52 và hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng hormone thay thế”, bác sĩ Rapkin khuyên.

Mãn kinh giết chết ham muốn tình dục

Trong khi nhiều phụ nữ vẫn đắm mình trong “chuyện ấy” thì nhiều người lại gặp trục trặc chăn gối thời kỳ mãn kinh. Khi mức estrogen của bạn giảm đi, bạn có thể bị khô âm đạo, dẫn đến quan hệ tình dục không thoải mái. Thêm nữa, thời kỳ này, các mô ở “vùng kín” mỏng và có thể mất đàn hồi nên khiến phụ nữ dễ đau đớn. Hãy sử dụng dầu bôi trơn để “yêu” thoải mái hơn nếu không dùng bao cao su, TS Rapkin khuyên. Nếu gel bôi trơn vẫn không có tác dụng, hãy đến bác sĩ để được kê toa estrogen cho “vùng kín” dưới dạng vòng, viên hoặc kem bôi.

Cân nặng không thay đổi khi mãn kinh

Hormone luôn thay đổi khiến sự trao đổi chất của bạn chậm lại và tăng cân là điều không thể tránh khỏi, theo TS Pinkerton. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa điều này bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn, hạn chế lượng carb dung nạp vào cơ thể và tăng số lượng, cường độ buổi tập thể dục. Theo nghiên cứu của ĐH Pittsburgh (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh thừa cân hoặc béo phì giảm được trên 8 kg có thể giảm cảm giác nóng phừng phừng.

10 lầm tưởng hoang đường về thời kỳ mãn kinh

Đi tiểu gắt đến mức… mang tã

Trong thời kỳ mãn kinh, mô bàng quang mỏng và niệu đạo có thể bị nhô lên nên phụ nữ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát nước tiểu, đặc biệt lúc ho, hắt hơi hoặc chạy nhảy. Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn giúp bạn khắc phụ vấn đề này chứ không đến mức phải mang tã, như: Sử dụng estrogen âm đạo, áp dụng các bài tập kegel cổ điển… Trong một nghiên cứu gần đây từ Thổ Nhĩ Kỳ, những người phụ nữ tập kegel trong vòng 8 tuần sẽ cải thiện triệu chứng về tiết niệu.

Mãn kinh là điều đáng sợ

Sự thật: Đây không phải là bệnh, nên phụ nữ đừng tiếp cận nó như một căn bệnh đáng ghê sợ. “Mãn kinh là một giai đoạn của cuộc sống, giống như tuổi dậy thì. Đó không phải sự kết thúc mà là sự khởi đầu của một giai đoạn khác trong cuộc sống”, TS Pal nói. Thậm chí, theo các chuyên gia, phụ nữ có thể nghĩ mãn kinh là sự “giải thoát”, vì mình không bị làm phiền bởi những bất thường về kinh nguyệt.


Theo Người lao động

Tin tức mới nhất