6 thói quen chế biến thịt lợn 99% bà nội trợ Việt đang 'âm thầm' gây hại cả nhà

Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt, tuy nhiên, nhiều chị em không biết cách chế biến khiến thịt nhiễm khuẩn, mất chất.

Chần thịt qua nước sôi

Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, bà nội trợ Việt thường có thói quen chần qua nước sôi rồi đổ đi, sau đó mới đem miếng thịt luộc nước lần 2. Thậm chí, không chỉ thịt luộc mà ngay cả thịt kho, sườn rán…nhiều gia đình cũng làm như vậy với quan niệm chần qua nước sôi để loại bỏ các chất độc hại, chất bẩn chứa trong thịt.

Tuy nhiên, đây thực ra là một thói quen sai lầm. Theo bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), khi chưa rửa thịt sạch mà đã cho thịt vào nước đun sôi để chần sẽ làm miếng thịt biến tính, co lại, càng làm cho thịt ngậm các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn. Vì vậy, thịt càng trở nên độc hại.

Cách luộc thịt chuẩn nhất là trước tiên, chị em nội trợ cần rửa sạch thịt nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Bởi nước muối hòa tan có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt, hơn nữa làm thịt thơm ngon hơn khi chín.

Vì thịt đã được rửa sạch rồi nên chị em chỉ cần đem luộc thịt luôn. Khi luộc, dù thịt cũng co lại nhưng do được sơ chế sạch nên nó không còn ngậm các chất bẩn như trường hợp trên nữa.

Luộc thịt chín quá kỹ

Theo các chuyên gia sức khỏe, thịt được để trong nhiệt độ 200 – 300 độ C suốt một thời gian dài sẽ khiến axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.

Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Bà nội trợ chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt 

Theo theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thớt gỗ là loại thớt tốt nhất để băm chặt thịt. Tuy nhiên các gia đình vẫn cần lưu ý, thẳng tay loại bỏ những loại thớt gỗ đã mòn, sử dụng lâu năm hay có nhiều rãnh thớt bởi đây chính là nơi “tụ tập” lý tưởng của các loại vi khuẩn bị kẹt lại từ sau việc băm, chặt thịt sống. Lưu ý nên khử trung thớt sạch sẽ trước và sau khi thái.

Rã đông thịt bằng nhiệt độ phòng

Mua thịt về cấp đông rồi sử dụng dần ngày rất phổ biến trong các gia đình, nhất là với những bà nội trợ bận rộn, không có thời gian đi chợ mỗi ngày. Tuy nhiên, việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.  

Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.

Ngoài ra, ngâm thịt đông lạnh trong nước sôi, khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.

Chọc đũa, lật thịt nhiều lần khi đun nấu

Cách kiểm tra thịt đã chín chưa bằng mẹo chọc đũa vào thịt từ lâu đã được các bà các mẹ truyền lại. Tuy nhiên, bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến chất và mùi vị của thịt sẽ không còn được ngon nữa.

Thêm nước lạnh khi đang luộc

Ước lượng số nước luộc thịt không đúng ngay từ ban đầu, hẳn ai cũng từng rơi vào tình trạng thịt chưa chín mà nước đã gần cạn. Cách xử lý của 99% bà nội trợ trong trường hợp này là vô tư bỏ thêm nước lạnh vào luộc tiếp.

Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng. 

Theo Eva


thịt lợn nấu ăn

Tin tức mới nhất