Ăn uống ra sao để phục hồi sau khi điều trị COVID-19?
Người sau điều trị COVID-19 cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lí để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, người bệnh COVID-19 rất dễ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp.
Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng (SDD) ở các mức độ khác nhau.
Bổ sung nhóm chất hợp lí
Do đó dinh dưỡng đối với người sau điều trị COVID-19 là rất quan trọng. Viện dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra một số cách tăng cường dinh dưỡng để giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, sau điều trị.
Cụ thể, với người cần phục hồi sức khỏe sau điều trị COVID-19, cần cung cấp 3 nhóm thực phẩm gồm nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ), nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại), nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).
Ngoài ra chúng ta cũng cần ăn uống đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thức ăn trong ngày.
Người bệnh sau điều trị COVID-19 cần ăn đủ các nhóm chất. Ảnh: Khánh Huyền
Viện dinh dưỡng quốc gia cũng lưu ý, khẩu phần ăn hàng ngày của người sau phục hồi bệnh COVID-19, nên có sự phối hợp ở tỉ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật.
Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần, trong đó tỉ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%.
Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...).
"Tuy nhiên, người mới khỏi bệnh nên chọn đạm có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày" - Viện lưu ý.
Tăng cường rau củ
Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ, những nhóm chất này rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 - 600 g/người/ngày.
Uống nhiều nước
Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng.
Do đó, Viện dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh cần tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết.
Ngoài nước lọc thông thường, chúng ta còn có thể bổ sung thêm nước từ nước ép hoa quả, rau xanh, trái cây...
Chia nhỏ bữa ăn
Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn có thể chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu.
Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì chúng gây khó tiêu. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa, đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.
Hạn chế ăn thực phẩm kém lành mạnh
Viện dinh dưỡng lưu ý, người bệnh không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
Ngoài ra cũng cần hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
Theo Pháp luật TPHCM
-
2 giờ trướcHình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy tuyết rơi phủ kín các con đường, mái nhà và cây cối, tạo nên một khung cảnh mùa đông tuyệt đẹp ở Colorado.
-
4 giờ trướcQuy trình làm sạch thực phẩm của người Nhật Bản thường gồm 4 bước, giúp đảm bảo an toàn vì có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn, chất độc và vi sinh vật gây hại.
-
6 giờ trướcTrứng gà và trứng cút là hai loại trứng được nhiều người yêu thích, vậy trứng gà hay trứng cút bổ dưỡng hơn?
-
7 giờ trướcMới đây khoa Liên Chuyên khoa của bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và lấy dị vật xiên que đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái.
-
7 giờ trướcXuất hiện sau những cơn mưa rào, ở nơi khe núi còn đọng nước, dún đá được người dân Ninh Bình “săn lùng” về làm nguyên liệu chế biến món ăn.
-
8 giờ trướcSách bò nhìn bẩn nhưng lại là một trong những bộ phận ngon và bổ dưỡng nhất trong các nội tạng con bò.
-
9 giờ trướcVào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Việt Nam thường bày bán một loại hồng có phần ruột như chocolate với giá lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.
-
11 giờ trướcNhững củ khoai tây mọc mầm, có màu xanh, vị đắng dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong.
-
12 giờ trướcMột nam du khách 61 tuổi bất ngờ bị cá mập cắn đứt chân khi đang lướt sóng ở ngoài khơi công viên bãi biển Waiehu (Maiu, Hawaii).
-
13 giờ trướcMới đây, một quán cà phê ở Quảng Đông gây xôn xao dư luận khi công bố loại cà phê mới được phục vụ kèm thịt gà hấp rau mùi.
-
14 giờ trướcNgười Chăm ở An Giang chỉ sử dụng thịt bò do người Chăm bán. Còn nước dùng cho món phở được ninh từ nhiều loại xương, nêm nếm thêm đường phèn và nhiều loại gia vị, thảo mộc.
-
1 ngày trướcChủ nhà bức xúc vì người thuê lén chuyển đi trong đêm sau khi nhận "tối hậu thư" về khoản nợ tiền thuê nhà 6.800 SGD (gần 130 triệu đồng).
-
1 ngày trướcNgày Lập đông đánh dấu sự chuyển dịch của thiên nhiên từ mùa thu sang mùa đông; vậy Lập đông năm 2024 rơi vàongày nào, thứ mấy?
-
1 ngày trướcDù là quốc gia không giáp biển nhưng xứ triệu voi luôn thu hút du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, trong đó không thể không nhắc tới Tad Fane.
-
1 ngày trướcNhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh chữa ung thư, vậy thực hư thế nào?
-
1 ngày trướcNho “trái tim mùa thu” là dòng nho nổi tiếng của Nhật Bản và khá đắt đỏ. Nhưng nay loại nho “quý tộc” này từ Trung Quốc tràn sang chợ Việt với giá rẻ bất ngờ.
-
1 ngày trướcMột nghiên cứu với hơn 21.000 người trên 40 tuổi phát hiện ra mối liên hệ giữa cà phê và mỡ máu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào giới tính.
-
1 ngày trướcSau bữa ăn, cô gái thấy đau bụng ngày càng trầm trọng, trán toát mồ hôi lạnh nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-