Chỉ cần uống một cốc nước đúng thời điểm có thể cứu được cả tính mạng của bạn

Uống nước đúng cách tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Vậy bạn cần lưu ý những gì để việc uống nước mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe?

Nếu lười, bạn hãy đảm bảo uống nước vào 4 thời điểm "vàng" dưới đây:

2 ly nước sau khi thức dậy:

Uống nước buổi sáng sẽ giúp bạn kích hoạt cơ quan nội tạng, đào thải độc tố, thanh lọc toàn bộ cơ thể, giúp các cơ quan này lấy lại năng lượng sau một đêm dài. Và để tăng hiệu quả cho sức khỏe, sau khi uống nước 30 phút bạn mới được ăn sáng đấy nhé!

1 ly nước trước khi ăn 1 tiếng

Uống 1 ly nước trước bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón. 

1 ly nước trước và sau khi tắm

Đây là thói quen không phải ai cũng biết. Trên thực tế, khi tắm mồ hôi toát ra nhiều hơn bình thường và cơ thể cần nhiều nước để cân bằng thân nhiệt cũng như lượng nước cần thiết. 

1 ly nước nhỏ trước khi ngủ 

Chúng ta thường nghĩ rằng uống nước trước khi ngủ dễ gây mất ngủ vì phải đi vệ sinh trong đêm. Tuy nhiên, uống một lượng nước vừa đủ sẽ giúp đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn, cho giấc ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên nếu cơ thể ở những trạng thái sau, bạn không nên uống nước

Lịch trình uống nước tùy theo bệnh lý:

1. Người mắc bệnh tim: Uống 1 ly nước trước khi ngủ:

Uống nước trước khi ngủ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ vào sáng sớm khi mất nước. Như vậy 1 ly nước đúng thời điểm có thể cứu tính mạng bạn.

2. Tàn nhang, thâm nám: 1 ly nước đun sôi, để nguội vào buổi sáng

Sau một đêm trao đổi chất, cơ thể cần đào thải những chất thải nhanh nhất có thể. Và không một loại nước nào có tác dụng bằng nước đun sôi, để nguội.

3. Cảm cúm: uống nhiều nước hơn bình thường:

Khi bị cảm cúm, uống nhiều nước không chỉ thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, nước tiểu cũng như virus cúm mà còn giúp điều chỉnh thân nhiệt.

4. Đau dạ dày: uống nước cháo:

Nước cháo có tác dụng bôi trơn ruột, làm sạch các chất độc hại có trong dạ dày và cũng "dọn đường" cho các chất này đi ra khỏi cơ thể.

5. Táo bón: uống từng ngụm lớn:

Uống từng ngụm nước lớn để nước có thể lưu chuyển đến kết tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện trước khi bị dạ dày hấp thu.

6. Buồn nôn: uống nước muối:

Uống vài ngụm nước muối loãng sễ kích thích cơ thể tống chất bẩn ra ngoài, sát trùng, tiêu viêm sau khi nôn xong và cung cấp nước cho cơ thể.

7. Béo phì: uống nước sau bữa ăn 30 phút:

Sau bữa ăn 30 phút, uống 1 ly nước có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chuyển hóa chất béo dễ dàng hơn, nhờ đó mà kiểm soát được cân nặng.

8. Mất ngủ: Massage bằng nước nóng là liều thuốc an thần hữu hiệu nhất:

Giống như tắm nước nóng, ngâm chân hay massage bằng nước nóng tạo môi trường ấm áp, dễ chịu, thoải mái, dễ dàng chìm vào giấc ngủ 

9. Buồn bực: uống nước liên tục:

Khi buồn bực, đau khổ, tuyến thượng thận sẽ tăng cường tiết ra "hormone đau khổ" khiến bạn càng buồn bực hơn. Nhưng uống nước liên tục sẽ giúp bạn đào thải phần nào "hormone đau khổ" này để cân bằng cảm xúc.

Theo Trí thức trẻ


uống nước đúng cách thói quen tốt cho sức khỏe

Tin tức mới nhất