Chữa ho đơn giản bằng các loại quả tự nhiên
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để chữa ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Ho là một triệu chứng thường thấy khi bị cảm do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đây cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Dưới đây là một số loại quả có tác dụng giảm ho:
Quả quất
Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho… Bạn có thể hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.
Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
Chanh đào
Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)…
Bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất chính là chanh đào hấp mật ong, đường phèn. Cách làm rất dễ, nguyên liệu luôn có sẵn, ai cũng có thể thực hiện và áp dụng
Hạt chanh
Lấy hạt chanh (hạt quất), lá thạch xương bồ mỗi vị 10 g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh 10 g, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
Phật thủ
Đây là một loại quả có công hiệu chữa ho hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ mà không được nhiều người biết đến khi chăm sóc trẻ. Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho cho bé dễ uống.
Nho khô
Nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, tiếp đến đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt.
Quả dâu tây
Dùng dâu tây ép lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho bé uống. Dâu tây không chỉ có tác dụng tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Do đó, nếu bé lớn có thể hướng dẫn bé ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
Quả la hán
Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan...
Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
Quả lê
Theo Đông y, lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn, vào các kinh phế và vị, có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho, giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản...
Lấy một quả lê nặng khoảng 100g, cắt thành miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày. Khi uống hòa cao với nước sôi. Bài thuốc này dùng chữa ho, tiêu đờm, chữa viêm đường hô hấp có kết quả tốt.
Lấy một quả lê, giã nát, vắt lấy nước đem cô đặc lại, cho ít mật ong vào khuấy đều (có người còn cho thêm nước gừng), bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước đun sôiđể ấm. Bài thuốc này có tác dụng trừ đờm, chỉ khái, dùng chữa các chứng ho do đờm nhiệt, ho kéo dài lâu ngày
Quả khế
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế được coi là loại thuốc trị ho hiệu quả, bởi vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây.
Cách dùng: Cắt lát miếng khế, chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn; Ngâm 1 chút khế với mật ong và ăn; Lấy một chum khế, tẩm với rượu gừng để sắc uống
Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn… Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Dưới đây là một số loại quả có tác dụng giảm ho:
Quả quất
Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho… Bạn có thể hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.
Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
Chanh đào
Quả chanh đào giúp phòng chống và trị ho, viêm họng rất hiệu quả.
Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)…
Bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất chính là chanh đào hấp mật ong, đường phèn. Cách làm rất dễ, nguyên liệu luôn có sẵn, ai cũng có thể thực hiện và áp dụng
Hạt chanh
Lấy hạt chanh (hạt quất), lá thạch xương bồ mỗi vị 10 g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh 10 g, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
Phật thủ
Đây là một loại quả có công hiệu chữa ho hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ mà không được nhiều người biết đến khi chăm sóc trẻ. Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho cho bé dễ uống.
Nho khô
Nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, tiếp đến đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt.
Quả dâu tây
Dùng dâu tây ép lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho bé uống. Dâu tây không chỉ có tác dụng tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Do đó, nếu bé lớn có thể hướng dẫn bé ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
Quả la hán
Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan...
Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
Quả lê
Theo Đông y, lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn, vào các kinh phế và vị, có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho, giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản...
Lấy một quả lê nặng khoảng 100g, cắt thành miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày. Khi uống hòa cao với nước sôi. Bài thuốc này dùng chữa ho, tiêu đờm, chữa viêm đường hô hấp có kết quả tốt.
Lấy một quả lê, giã nát, vắt lấy nước đem cô đặc lại, cho ít mật ong vào khuấy đều (có người còn cho thêm nước gừng), bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước đun sôiđể ấm. Bài thuốc này có tác dụng trừ đờm, chỉ khái, dùng chữa các chứng ho do đờm nhiệt, ho kéo dài lâu ngày
Quả khế
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế được coi là loại thuốc trị ho hiệu quả, bởi vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây.
Cách dùng: Cắt lát miếng khế, chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn; Ngâm 1 chút khế với mật ong và ăn; Lấy một chum khế, tẩm với rượu gừng để sắc uống
Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn… Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
Theo VnMedia
-
1 giờ trướcTrái với vẻ ngoài xấu xí, đây là món ăn vặt vô cùng ngọt ngào và bổ dưỡng, được “săn đón” ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài.
-
2 giờ trướcDù vẻ ngoài kém hấp dẫn và cần nhiều công sức, thời gian để sơ chế nhưng ruốc sông vẫn được xem như đặc sản hút khách ở Hải Phòng và một vài địa phương lân cận.
-
3 giờ trướcMột số người dân ở Malaysia đang cho rằng có một nhóm người chuyên thôi miên để khiến người khác làm theo yêu cầu của mình và nhắc nhở nhau cảnh giác
-
4 giờ trướcNằm trong thung lũng khô McMurdo, hồ Don Juan được mệnh danh là vùng nước mặn nhất thế giới nên không hề bị đóng băng ngay cả khi nhiệt độ xuống tới âm 58 độ C.
-
7 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn chết.
-
17 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
18 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
21 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
22 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
23 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
1 ngày trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
1 ngày trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
1 ngày trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
1 ngày trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
1 ngày trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
2 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước