Sự khác biệt giữa Tết ở Việt Nam và Trung Quốc
Bên cạnh những điểm tương tự, cách ăn Tết của người dân hai nước có nhiều điểm độc đáo riêng.
Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc được tổ chức theo Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng hàng đầu của 2 quốc gia, vừa mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào mừng năm mới, vừa là dịp thờ cúng tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ.
Thời gian nghỉ Tết cũng là cơ hội để gia đình sum vầy và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, không chỉ có những ý nghĩa hay phong tục tương đồng, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống đón Tết đặc trưng riêng.
Tên gọi
Điểm khác nhau đầu tiên giữa Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc có thể kể đến là tên gọi. Tết của người Việt Nam được gọi là Tết Nguyên đán, trong khi tên gọi Tết Trung Quốc là Xuân Tiết.
Thời gian
Người Việt Nam thường đón Tết từ lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng. Còn người Trung Quốc có một dịp Tết cổ truyền bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn, kéo dài từ ngày 8 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng.
Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc đều được nhận tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ trong một phong bì nhỏ. Ở Việt Nam gọi là "lì xì" còn tại Trung Quốc là "hồng bao". Ảnh: Kilito Chan.
Phong tục
Điểm đặc trưng nhất trong dịp Tết cổ truyền ở mỗi quốc gia là những phong tục truyền thống được kế thừa từ đời này sang đời khác.
Ở Việt Nam, người dân rộn ràng đón Tết Nguyên đán với nhiều hoạt động dựa trên những tín ngưỡng lâu đời, nhằm cầu mong hạnh phúc, bình an và may mắn.
Các phong tục có thể kể đến như: tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời vào 23 tháng Chạp, gói bánh chưng, bánh tét, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu, xông đất, chúc Tết, hóa vàng, du xuân...
Tại Trung Quốc, các gia đình thường dán thần giữ cửa, câu đối đỏ và đèn lồng đỏ để cầu mong an lành. Họ cũng treo lên cửa hình dán chữ "Phúc" nhưng đảo ngược lại (với ngụ ý "Phúc đáo" nghĩa là "Phúc đến nhà"). Các hoạt động trong Tết khác có thể kể đến như đốt pháo, múa lân, thả hoa đăng...
Màu đỏ là màu gắn liền với dịp Tết của người Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Món ăn ngày Tết
Ẩm thực ngày Tết của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm các món ăn truyền thống khác nhau, thường ngụ ý mong cầu điềm lành cho năm mới. Sự khác nhau trong Tết cổ truyền của 2 quốc gia còn thể hiện rõ rệt ở mặt này.
Tết Nguyên đán ở Việt Nam có những món ăn mang nhiều ý nghĩa về nhân sinh, cuộc sống. Nhìn chung thực đơn mâm cơm ngày Tết có một số sự thay đổi phụ thuộc vào tập quán của người dân từng miền Bắc - Trung - Nam.
Trong đó nổi bật là các món ăn đặc trưng như: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt đông, nem rán, giò thủ, dưa hành, canh khổ qua...
Bánh chưng là một trong những món ăn ngày Tết nổi tiếng nhất của người Việt. Ảnh: Jethuynhcan.
Còn với đất nước Trung Quốc vốn nổi tiếng với một nền ẩm thực đồ sộ, thực đơn ngày Tết ở quốc gia này cũng phong phú và đa dạng.
Bữa ăn đêm giao thừa không thể thiếu mì trường thọ (mong cầu sức khỏe, sống lâu), cá hấp (tượng trưng cho sự dư dả) hay sủi cảo (ngụ ý thịnh vượng)...
Đa dạng các loại bánh cũng là nét đặc trưng riêng, với bánh tổ, bánh bao, bánh khoai môn, bánh củ cải... cùng các món truyền thống khác như vịt quay Bắc Kinh, gà Cung Bảo, trà trứng, lợn xào chua ngọt…
Theo Zing
-
4 giờ trướcCư dân mạng nước này đang kinh ngạc, sau khi video về những củ khoai lang to hơn đầu người được đưa lên mạng.
-
4 giờ trướcỞ nơi công cộng, việc gác trên lên ghế phía trước có người đang ngồi là điều không thể chấp nhận.
-
7 giờ trướcMột cặp vợ chồng thợ lặn kinh ngạc khi bắt gặp một con mực khổng lồ quý hiếm ở vùng biển phía tây Nhật Bản.
-
8 giờ trướcSau khi uống nước ngọt có ga, bệnh nhi xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn, đỏ và phù mặt, khó thở.
-
9 giờ trướcNhững ngày sau Tết, bạn đau đầu vì phải nghĩ cách xử lý rất nhiều thức ăn, thực phẩm thừa ư?
-
20 giờ trướcTuy ở nơi phương xa, nhưng cô gái du học sinh vẫn tìm đủ mọi cách để nấu cho bằng được món bánh chưng truyền thống.
-
21 giờ trướcNhiều thói quen ăn uống phổ biến trong ngày Tết đang làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
-
21 giờ trướcTriển lãm đồng thời đánh dấu mối pháp duyên 15 năm của Pháp vương với người dân và Phật tử Việt Nam.
-
22 giờ trướcHướng dẫn cách làm nộm giò lụa với dưa chuột đơn giản sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán chống ngán. Cùng tham khảo cách làm trong bài viết này.
-
23 giờ trướcCơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập vừa công bố mức doanh thu kỷ lục 8 tỷ đôla Mỹ (USD) mà tuyến đường vận chuyển quan trọng này đạt được trong năm 2022.
-
1 ngày trướcNgày mùng 4 Tết Quý Mão, theo truyền thống, được xem là ngày "mở cửa biển" nên biển Vũng Tàu đón hàng vạn du khách đến du xuân, tắm biển đầu năm.
-
1 ngày trướcĂn quá nhiều hạt hướng dương cùng lúc có thể làm một số người bị co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy.
-
1 ngày trướcNgôi nhà bằng gỗ quý, rộng gần 1.000m2 được dân miền Tây gọi là nhà cổ ông Kiệt và khuyên khách: nhất định phải đến khi có dịp vào Tiền Giang!
-
1 ngày trướcNgoài nem chua, xứ Thanh còn có rất nhiều các món ngon nức tiếng như chả tôm, bánh cuốn, bánh răng bừa, bánh khoái nồi rang.
-
1 ngày trướcNhững con mèo "quý tộc" sở hữu diện mạo, thần thái ấn tượng được giới sành chơi Việt săn đón với hy vọng năm mới may mắn và bình an.
-
2 ngày trướcMột chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Ryanair đã được các chiến đấu cơ hộ tống hạ cánh khẩn cấp sau khi nhận được cảnh báo có bom trên máy bay.
-
2 ngày trướcMùa xuân khẽ khàng về trên muôn hoa và nhuộm lên đất trời của hành tinh xanh một màu sắc tươi tắn và rực rỡ. Từ khắp nơi trên thế giới, người ta háo hức đón mừng mùa xuân ngọt ngào của một năm mới đến.
-
2 ngày trướcNhiều gia đình cho rằng với bánh chưng đã bị mốc ít thì chỉ cần cắt phần bị mốc đi rồi rán lên vẫn ăn được. Tuy nhiên, theo chuyên gia chúng ta không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ.
-
2 ngày trướcThực phẩm có bột ướt, chứa sốt, bắp rang bơ hay bông cải xanh không thích hợp để chế biến bằng nồi chiên không dầu.
-
2 ngày trướcNhiều chị em dở khóc dở cười khi nhìn tuyết mai vẫn như bó củi, dù Tết đã hết đến nơi.
Tin tức mới nhất
-
21 phút trước
-
24 phút trước
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước