Các trường hợp thực phẩm hóa 'chất độc' khi chế biến mà nhiều người không biết
Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm. Đó là một trong những trường hợp thực phẩm có thể biến thành chất độc khi chế biến nhiều người không biết.
Trên thực tế, nhiều người thường chỉ chú trọng việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, rã đông cần phải làm sao cho đảm bảo dinh dưỡng mà ít chú ý đến nhiệt độ chế biến thực phẩm sao cho phù hợp. Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm.
Theo PGS.TS Trương Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng quốc gia), cùng với việc lựa chọn thực phẩm, bảo quản, thực hiện rã đông thực phẩm đúng thì việc chế biến thức ăn cũng quan trọng không kém để quyết định khả năng giữ được các chất dinh dưỡng của thực phẩm đến đâu.
Cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm, hạn chế thực phẩm có thể biến thành chất độc.
Trong số các cách chế biến món ăn, cách ăn tươi sống hoặc hấp vẫn được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên mất chất dinh dưỡng hơn.
Ảnh minh họa
Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư – acrylamide. Trong đó, thói quen nhiều người vẫn làm là thực phẩm sau khi rã đông sẽ chế biến nhanh ở nhiệt độ cao để thực phẩm giữ được dưỡng chất. Nhưng việc nấu ở nhiệt độ cao nhiều người không để ý đó lại dễ sinh ra độc chất. Dùng lửa quá lâu để chiên rán, hầm ninh quá kỹ đều không tốt làm thực thẩm biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hợp chất acrylamide được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate, tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao (từ 170 - 180 độ C). Các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,... Ở nhiệt độ cao, đặc biệt trong môi trường không có nước các thành phần của tinh bột bị biến đổi khó tiêu hóa.
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, mọi người cần lưu ý tất cả nhóm thực phẩm tươi, sống khi mua về hay sau khi bỏ từ tủ lạnh bảo quản ra rã đông xong cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Bên cạnh đó chú ý với mỗi loại thực phẩm lựa chọn cách chế biến, nhiệt độ phù hợp.
Một số trường hợp thực phẩm có thể biến thành chất độc, không còn chất dinh dưỡng:
- Nướng, rán ở nhiệt độ cao
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… khi nướng, rán ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Thực phẩm trong dầu mỡ bốc khói có thể lên đến trên 200 độ C, khi nướng trên bếp than nhiệt độ có thể lên đến trên 300 độ C.
Sau khi rã đông, mua về cần phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín, diệt khuẩn.
- Dùng dầu mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao
Các axit béo không no sẽ bị oxi hóa khi đun lâu ở nhiệt độ cao làm mất đi tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo cũng bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt gây hại với cơ thể.
- Đun quá lâu
Các vitamin thường bị tác động bởi nhiệt còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20% do quá trình nấu nướng. Cần chú ý giới hạn thời gian, nhiệt độ vừa phải.
Các chất khoáng như canxi, phospho, kali, magiê… trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước nên khi ăn cần ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Theo Gia đình & Xã hội
-
53 phút trướcDù vẻ ngoài kém hấp dẫn và cần nhiều công sức, thời gian để sơ chế nhưng ruốc sông vẫn được xem như đặc sản hút khách ở Hải Phòng và một vài địa phương lân cận.
-
1 giờ trướcMột số người dân ở Malaysia đang cho rằng có một nhóm người chuyên thôi miên để khiến người khác làm theo yêu cầu của mình và nhắc nhở nhau cảnh giác
-
2 giờ trướcNằm trong thung lũng khô McMurdo, hồ Don Juan được mệnh danh là vùng nước mặn nhất thế giới nên không hề bị đóng băng ngay cả khi nhiệt độ xuống tới âm 58 độ C.
-
5 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn chết.
-
15 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
16 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
19 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
20 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
21 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
23 giờ trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
1 ngày trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
1 ngày trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
1 ngày trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
1 ngày trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
1 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
-
2 ngày trướcSúp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
Tin tức mới nhất
-
38 phút trước
-
46 phút trước
-
53 phút trước