Chị em cần cảnh giác với bệnh lao vú - bệnh tiềm ẩn khó phát hiện

Lao vú là bệnh rất khó phát hiện vì thế để chữa trị kịp thời, khi thấy dấu hiệu bệnh về vú chị em cần đi kiểm tra ngay.

Chào bác sĩ em 32 tuổi, đã có một có trai gần 3 tuổi. Những tháng gần đây đây em thấy có hiện tượng đau, trầy xước ở ngực. Em có thói quen mặc áo nịt ngực chặt 24/24h nhiều khi thấy nóng bức có gãi xước da nhưng do thói quen em không thể bỏ. Khi đi khám bác sĩ nói em có hiện tượng lao vú. Tuy nhiên gia đình nhà em không ai bị bệnh lao. Em không biết lao vú có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em!

 (Nguyễn Hà Phương)

Trả lời:

Hà Phương thân mến!

Lao vú là tình trạng vi trùng lao tấn công vào mô tuyến vú, đây là dạng lao ngoài phổi hiếm gặp. Lao vú rất khó chẩn đoán và điều trị.

Thường thì vi trùng lao di chuyển theo đường máu, đường bạch huyết từ nơi khác đến vú nên khi khả nghi lao vú nên cố gắng tìm thêm các ổ nguyên phát khác.

Tuy nhiên nhiều chị em không để ý việc mặc trang phục áo nịt ngực quá chặt, bó ép vòng 1, gây nóng bức, ngứa, gãi làm trầy xước da khiến vi trùng lao vô tình có ở tay đi thẳng đến vết thương trên da tuyến vú là một trong ba nguyên nhân dẫn đến lao tuyến vú .

Ngoài ra cũng có những nguyên nhân người bệnh đang bị lao phổi, lao xương sườn, từ những ổ lao này vi trùng lao xâm lấn trực tiếp ra mô vú hoặc hạch qua đường rò mủ (đường lây kế cận)…

Quá trình phát hiện bệnh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí vài năm, thường xảy ra ở một bên vú phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nam cũng có thể bị nhưng rất hiếm.

Chị em cần cảnh giác với bệnh lao vú - bệnh tiềm ẩn khó phát hiện

Lao vú rất dễ nhầm lẫn với ung thư vú và ápxe vú sinh mủ thông thường. Vì thế để biết chính xác có bị lao vú hay không bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để làm các xét nghiệm như siêu âm, nhũ ảnh, cấy mủ… là những xét nghiệm phụ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong chẩn đoán cũng như đánh giá kết quả điều trị.

Nếu lao vú để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao ở lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi trùng lao vào đường máu và có thể gây lao màng não.

 Điều trị, cũng giống như lao phổi, phải dùng kháng lao tối thiểu sáu tháng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng kháng lao, tùy theo diễn tiến bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa, điều này do bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán.

Vì thế, chị em không nên mặc áo ngực trong khi còn tổn thương ở vú, hoặc nếu dùng nên mặc áo ngực thoáng, mát, kích cỡ vừa phải, không gây gò bó cho vòng 1.

Với những trường hợp vú bị áp xe nhiều và rò mủ thì nên để ngực trần. Với nguyên nhân vi trùng lao xâm nhập qua tuyến vú như trên, bệnh nhân có thể phòng, tránh bằng cách không mặc những loại áo ngực quá gò bó, gây nóng bức và nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vòng 1 .

Nếu bạn bị viêm vú, xì, dò mủ, ápxe vú tái đi tái lại nhiều lần, rất có thể bạn đã bị lao vú. Vì vậy, bạn cần đến khám ngay tại bệnh viện chuyên khoa để được điều trị tích cực.

Chúc bạn vui khỏe!

Theo Afamily/trí thức trẻ

Tin tức mới nhất