Có nên trữ đông thực phẩm đã chế biến?

Trữ đông thực phẩm đã chế biến là một cách tiết kiệm thời gian cho những bà nội trợ bận rộn, nhưng liệu giải pháp này có an toàn?

Để tiết kiệm thời gian cũng như công sức nấu nướng, không ít gia đình chọn cách nấu một món ăn với số lượng lớn rồi trữ đông để ăn dần.

Cách làm này được đánh giá là tiết kiệm thời gian, chi phí đi chợ và tăng sự tiện lợi cho cuộc sống vốn ngày càng bận rộn. uộc sống của họ. Tuy nhiên, liệu có nên trữ đông thực phẩm đã chế biến nếu xét về chất lượng dinh dưỡng và độ an toàn đối với sức khỏe?

Có nên trữ đông thực phẩm đã chế biến? 

Theo chia sẻ của bác sỹ Hồ Mai Hương (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) trên VnExpress, trữ đông là cách làm chậm quá trình hư hỏng và giữ thực phẩm an toàn bằng việc dùng nhiệt độ thấp để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Đối với những người bận rộn và có ít thời gian cho việc nấu ăn, cấp đông thực phẩm đã chế biến là một biện pháp thiết thực giúp tiết kiệm công sức mà vẫn đảm bảo bữa cơm gia đình đầy đủ, đa dạng. 

Hiện nay, hầu hết các loại thực phẩm đều có thể trữ đông trong tủ lạnh, bao gồm thịt cá và rau củ. Tuy nhiên, để bảo quản thực phẩm đúng cách và không gây hại sức khỏe, thức ăn đã chế biến nên được đưa vào bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc sau 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài tủ lạnh ở mức trên 32 độ C.

Để trữ đông thực phẩm đã chế biến đúng cách, giữ thực phẩm không bị biến chất, bạn cần lưu ý ngăn đông nên cài đặt nhiệt độ -18 độ C hoặc thấp hơn.

Khi trữ đông, cần cho thực phẩm vào các hộp chuyên dụng và đậy nắp kín, hoặc đóng gói kỹ càng để thực phẩm không bị vi khuẩn xâm nhập hay làm thay đổi mùi của những món khác.

Có nên trữ đông thực phẩm đã chế biến?-1
Có nên trữ đông thực phẩm đã chế biến? Đây là một biện pháp thiết thực giúp tiết kiệm công sức mà vẫn đảm bảo bữa ăn đầy đủ, đa dạng. Ảnh minh hoạ: Istock)

Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ các phần ăn để ăn đến đâu rã đông đến đó, tránh trường hợp cấp đông và rã đông nhiều lần. Thực phẩm đã rã đông thì nên dùng hết, không nên bỏ lại vào ngăn đông, tránh gây nhiễm độc.

Một điều cũng cực kỳ quan trọng khi trữ đông thực phẩm đã chế biến là không để cạnh thực phẩm sống, tránh nhiễm khuẩn chéo. 

Bảo quản thực phẩm đã chế biến trong bao lâu?

Mặc dù các loại thực phẩm đã chế biến đều có thể cấp đông để dùng dần nhưng mỗi loại có thời gian bảo quản khác nhau.

- Thịt lợn đã chế biến: 2 - 3 tháng

- Thịt gia cầm: 4 tháng

- Cá: 2 - 4 tháng

- Súp, món hầm: 2 - 3 tháng.

- Thịt xông khói và xúc xích: 1 - 2 tháng.

Những sai lầm khi cấp đông thực phẩm  

Khi cấp đông thực phẩm, bạn cần tránh những sai lầm sau:

- Sắp xếp thức ăn không đúng vị trí: Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là tùy tiện để thực phẩm đông lạnh theo sở thích. Với ngăn đông, bạn nên ưu tiên đựng các thực phẩm như thịt, cá; với ngăn lạnh nên ưu tiên đựng rau củ và các loại hạt.

- Nhiệt độ không phù hợp: Hãy điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp, lý tưởng nhất cho ngăn cấp đông là từ - 18 độ C đến 0 độ C.

- Rã đông bằng cách để thực phẩm ở nhiệt độ thường: Việc đưa thực phẩm ra rã đông ở nhiệt độ thường sẽ làm hàm lượng dinh dưỡng của nó bị hao hụt. Do đó, cách rã đông tốt nhất là để thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm.

Đặc biệt, không nên ngâm trực tiếp thực phẩm vào nước bởi chúng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/co-nen-tru-dong-thuc-pham-da-che-bien-ar873397.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR1XDu3izGtYnwyoHLNHjU9ngqVZcSQAPnsGB1qg7tJfO_Kj9klCZSSJkBg_aem_AYih4EOPqaeffKWeBbo3qd3YavRgx82mMeVS3oa4bW0ZNan1KpTACFTwY0MtdLKuinDG8oPNr-8XrZY40U5NzWFI

thực phẩm tủ lạnh

Tin tức mới nhất