Hiểm họa ung thư từ chảo chống dính

Dưới đây là thói quen mà đa số người Việt có khi dùng chảo chống dính không khác gì tự mang bệnh ung thư vào người.

Theo chuyên gia về hóa học, chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt. Bản chất polyme là không gây độc, nhưng nếu nó bị tác động của nhiệt quá cao gây cháy, phân hủy thì sẽ sản sinh ra chất gây độc. Dùng lâu ngày, chất độc sẽ bị tích lũy trong cơ thể gây tức ngực, khó thở, thậm chí còn có khả năng gây ung thư và sẩy thai.

bệnh ung thư

Một số kết quả khảo cứu khác cũng nhấn mạnh, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE. Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 - 500 độ C, thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride, là những chất độc gây tức ngực, khó thở.

Nói về hợp chất này, nhà nghiên cứu, tiến sĩ David Ellis cho biết: "Chúng tôi biết rằng các hợp chất này không dễ dàng phân hủy và do đó cần hiểu rõ những tác hại mà chúng gây ra”. Cần cảnh báo việc tiếp tục sử dụng hóa chất này có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Sai lầm phổ biến khi dùng

Rửa chảo ngay sau khi vừa chiên, rán xong

Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.

Dùng đồ kim loại để đảo hoặc cắt thức ăn ngay trên chảo

Theo chuyên gia đồ gia dụng của trang about.com – Bà Mariette Mifflin, không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn.

Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cũng cho hay, kim loại là kẻ thù của lớp chống dính. Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 – 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp của Teflon thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.

Lưu ý khi dùng chảo chống dính

Mặc dù chất Teflon được sử dụng trong chảo chống dính (loại chảo chống dính tốt và an toàn - không phải hàng nhái) đang nằm trong mức an toàn, khi sử dụng nồi, chảo chống dính, tốt hơn hết khi dùng vẫn nên lưu ý:

-Trước khi sử dụng lần đầu, nên lau sạch bề mặt không dính bằng 1 ít dầu ăn. Việc này giúp kéo dài tuổi thọ của lớp chống dính.

 - Luôn sử dụng các dụng cụ nấu ăn bằng nhựa hay bằng gỗ, không bao giờ cắt thực phẩm trong chảo.

- Không nấu quá nóng, không nên quá 260 độ C.

- Không để chảo quá nóng trên bếp mà không có dầu, mỡ.

- Không rửa chảo ngay ở nhiệt độ nóng, nên chờ đến khi nguội mới rửa.

- Nên rửa chảo bằng xốp mềm. Không chà xát trong chảo.

- Dùng chảo quá  1-2 năm, nên xem xét đến việc thay chảo mới. Khi lớp phủ chống dính bong cũng nên thay chảo mới.

Theo Khỏe & Đẹp

Tin tức mới nhất