Phòng vé 2019 - những phim Việt nào vượt mốc trăm tỷ đồng?
Phòng vé Việt Nam năm 2019 tiếp tục bị thống trị bởi dòng phim thương hiệu Hollywood. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tín hiệu tích cực đến từ phân khúc phim nội.
Sau một năm tăng trưởng âm (2018), thị trường điện ảnh Việt đã có bước đột phá ngoạn mục trong năm 2019. Tổng doanh thu của toàn thị trường phim chiếu rạp lên đến 4000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với năm ngoái, trong đó có nhiều kỷ lục mới được thiết lập, cả phim ngoại lẫn phim nội. Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt bộ phim nội địa thất bại thảm hại tại phòng vé.
Phim ngoại - các thương hiệu lớn giữ phong độ ổn định
Ở bảng xếp hạng phim ngoại, top 10 phim ăn khách nhất là:
1. Avengers: Endgame 265 (tỷ đồng)
2. Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw 153
3. Captain Marvel 112
4. Spider-Man: Far from Home 112
5. Maleficent: Mistress of Evil 86
6. How to Train Your Dragon: The Hidden World 85
7. IT 2 83
8. The Lion King 81
9. Frozen 2 76
10. Godzilla: King of the Monsters 74
Nhìn vào top 10 phim ngoại ăn khách nhất tại thị trường Việt Nam trong năm nay, có thể thấy rõ thị hiếu của khán giả Việt Nam khá tiệm cận với thị hiếu quốc tế. Hầu hết bộ phim này cũng đều nằm trong top doanh thu cao nhất tại Bắc Mỹ cũng như tính trên phạm vi toàn cầu.
Điều đặc biệt là cả 10 bộ phim ăn khách nhất này, cộng với 2 vị trí tiếp theo là Annabelle: Comes Home (73 tỷ đồng) và Jumaji 2 (khoảng 50 tỷ đồng, vẫn đang chiếu) đều là những bộ phim thuộc dòng thương hiệu (franchise), và hầu hết chúng đều là phim tập tiếp theo (sequel), làm lại (reboot), hồi sinh (revive) hoặc ngoại truyện (spin-off).
Thể loại phim siêu anh hùng, đặc biệt đến từ Marvel Studios chiếm các vị trí đầu bảng và cho thấy đây vẫn là dòng phim chủ lực và ăn khách nhất tại Việt Nam hiện tại.
Avengers: Endgame lập kỷ lục doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại với 2,79 tỷ USD thì tại thị trường Việt Nam, siêu phẩm này cũng phá kỷ lục và dẫn đầu doanh thu mọi thời đại với 265 tỷ đồng, cao hơn gần 80 tỷ đồng so với phần trước Avengers: Infinity War được thiết lập kỷ lục vào hè năm ngoái.
Hai vị trí thứ 3 và 4 của bảng xếp hạng doanh thu tại Việt Nam cũng thuộc về hai bộ phim của Marvel Studio là Captain Marvel và Spider-Man: Far From Home với mức doanh thu khoảng 112 tỷ đồng.
Vị trí thứ 2 thuộc về một bộ phim ngoại truyện (spin-off) của thương hiệu Fast & Furious Presents: Hobbs & Shaw với doanh thu 153 tỷ đồng. Điều đó cho thấy khán giả Việt Nam vẫn rất chuộng dòng phim hành động kịch tính và cho thấy sự khác biệt khá lớn so với thị trường toàn cầu khi tập phim ngoại truyện này chỉ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng.
Maleficent: Mistress of Evil, bộ phim mang hơi hướm cổ tích làm lại của hãng phim Disney cũng giành được vị trí khá tốt tại Việt Nam với 86 tỷ đồng, xếp hạng 5; trong khi tại thị trường toàn cầu, phim này xếp ở vị trí thứ 14 với 489 triệu USD. Sức hút của Maleficent: Mistress of Evil tại Việt Nam có thể lý giải nhờ tên tuổi của Angelina Jolie, một ngôi sao luôn được khán giả Việt yêu thích.
Ngược lại, nhiều bộ phim có thứ hạng cao ở quốc tế lại thất bại tại Việt Nam. Toy Story 4 đạt doanh thu 1,073 tỷ USD và xếp hạng 6 toàn cầu. Nhưng tại Việt Nam, bộ phim hoạt hình được đánh giá cao của Pixar thậm chí còn không lọt vào top 20.
Tương tự, Once Upon a Time in… Hollywood của đạo diễn Quentin Tarantino với hai ngôi sao hàng đầu Leonardo DiCaprio và Brad Pitt dù là một phim thành công tại thị trường quốc tế nhưng hoàn toàn thất bát tại Việt Nam.
Bên cạnh dòng phim siêu anh hùng hay những bộ phim hút khách nhờ thương hiệu có sẵn, thì phim kinh dị luôn là thể loại phim ăn nên làm ra tại thị trường điện ảnh Việt.
Ngoài It 2 và Annabelle: Comes Home nằm trong top phim ăn khách của năm, những bộ phim có kinh phí sản xuất thấp, ít tên tuổi tại thị trường quốc tế lại kiếm tiền dễ dàng tại thị trường Việt Nam như Crawl (Địa đạo cá sấu tử thần) thu hơn 50 tỷ đồng; Us (Chúng ta) đạt 35 tỷ đồng; Scary Stories to Tell in the Dark (Chuyện kinh dị lúc nửa đêm) và 47 Meters Down: Uncaged cũng xấp xỉ mức 30 tỷ đồng.
Thị hiếu này xem ra cũng khớp với dòng phim kinh dị nội địa, khi cả 3 phim kinh dị Việt Nam chiếu vào những tháng cuối năm vừa rồi là Thất Sơn tâm linh, Pháp sư mù và Bắc kim thang cũng đều đạt được những mức doanh thu gây ngạc nhiên cho giới quan sát và nằm trong top những phim nội địa ăn khách.
Thêm một ngạc nhiên nữa cho thấy thị hiếu của khán giả Việt vừa… dễ đoán vừa khó đoán là hai bộ phim của Hàn Quốc và Thái Lan là Parasite và Friendzone đều vượt mốc 50 tỷ đồng và trở thành hai phim của Hàn Quốc và Thái Lan có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay.
Parasite đồng thời cũng là phim nghệ thuật đoạt giải thưởng quốc tế cao (Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2018) thành công nhất trong lịch sử phim chiếu rạp tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, khán giả Việt Nam không hoàn toàn kén dòng phim nghệ thuật cao cấp, nếu những bộ phim đó có cách thể hiện hấp dẫn và có những thông điệp mang tính phổ quát, gần gũi với khán giả.
Phim nội với nhiều kỷ lục phòng vé
Với bảng xếp hạng phim nội địa, top 10 phim ăn khách nhất tại Việt Nam tính đến hết ngày 27/12 là:
1. Cua lại vợ bầu 187 (tỷ đồng)
2. Hai Phượng 145
3. Lật mặt 4: Nhà có khách 100
4. Mắt biếc 100 (*)
5. Trạng Quỳnh 99
6. Chị trợ lý của anh 62
7. Pháp sư mù 59
7. Chị Mười Ba: Phần kết Thập Tam Muội 54
8. Thất sơn tâm linh 50
10. Chị chị em em 47 (*)
Tất nhiên, bảng xếp hạng top 10 phim nội địa ăn khách nhất năm 2019 sẽ có nhiều thay đổi vì hai bộ phim Mắt biếc và Chị chị em em vẫn đang là hai cái tên hút khán giả và bỏ xa phim ngoại trong dịp cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Cuộc đua giữa Mắt biếc và Chị chị em em cũng đã có kết quả rõ ràng. Với số suất chiếu của Mắt biếc trên 3000 suất/ngày trong khi Chị chị em em khoảng 1500 suất/ngày và doanh thu của Mắt biếc cao gấp gần 4 lần Chị chị em em cộng với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi không có bộ phim ngoại nào đủ sức cạnh tranh, Mắt biếc hoàn toàn có thể dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu trong 2 dịp cuối tuần tiếp theo.
Mắt biếc rất có thể sẽ kết thúc hành trình chinh phục phòng vé với mức doanh thu khoảng 190-200 tỷ đồng, dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu phim nội địa mọi thời đại; trong khi đó Chị chị em em sẽ kết thúc với mức 60 tỷ đồng, vươn lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng phim nội địa.
Nhìn vào bảng xếp hạng doanh thu phim Việt, có thể thấy đây là một năm tăng trưởng đột phá của phim nội địa khi có tới 4 bộ phim vượt mốc 100 tỷ đồng, so với 1 phim của năm 2018 hay 2017.
Thị hiếu của khán giả Việt đối với phim nội địa cũng bắt đầu đa dạng. Nếu mọi năm, thể loại phim ăn khách nhất là rom-com (lãng mạn hài), comedy (hài) hoặc comedy-drama (bi hài kịch kiểu gia đình) thì bảng xếp hạng năm nay đã có thêm những thể loại mới như hành động kịch tính (Hai Phượng), kinh dị bi hài (Lật mặt 4), giang hồ (Chị Mười Ba) hay hình sự giật gân (Chị chị em em)…
Đặc biệt, đây cũng là năm mà thể loại phim kinh dị nội địa có những đột phá ngoạn mục tại phòng vé với ba bộ phim đạt doanh thu cao là Thất Sơn tâm linh, Pháp sư mù (đều đạt mức 50 tỷ đồng) và Bắc kim thang đạt mức 42 tỷ đồng.
Ngoài 11 phim nội địa thành công về doanh thu kể trên, có thể kể thêm hai bộ phim Việt có doanh thu ở mức có lãi là Anh trai yêu quái (vị trí 11, doanh thu khoảng 43 tỷ đồng) và Vu qui đại náo (vị trí 13, doanh thu 36 tỷ đồng).
Như vậy, trong số 43 bộ phim nội địa chiếu rạp trong năm 2019, có 13 phim thành công về doanh thu và… 30 phim thất bại. Tức tỷ lệ phim thua lỗ lên đến ¾.
Rất nhiều bộ phim thảm họa đồng nghĩa với thảm họa phòng vé là Cuộc gọi định mệnh, Tình đầu thơ ngây, Cà chớn anh đừng đi, Vô gian đạo, Cậu chủ ma cà rồng, Tìm chồng cho mẹ, Oppa phiền quá nha, Ngốc ơi tuổi 17…
Đây là cái kết được báo trước cho những bộ phim nhảm nhí hoặc chất lượng quá tệ hại. Nhiều bộ phim thậm chí chỉ đạt mức doanh thu vài trăm triệu đồng so với hàng tỷ đồng kinh phí sản xuất. Những cuộc kêu gọi “giải cứu” phim Việt đã trở nên bão hòa hoặc thậm chí gây phản cảm.
Như vậy, tỷ lệ phim thành công/thất bại của phim Việt Nam chiếu rạp vẫn chưa có nhiều cải thiện so với những năm trước.
Tỷ lệ nội địa hóa tiếp tục tăng
Cho dù rất nhiều phim Việt thất bát, nhưng nhờ có một số bộ phim nội địa có doanh thu ấn tượng nên doanh thu của phim Việt tăng từ mức 800 tỷ đồng của năm 2018 lên đến 1150 tỷ đồng của năm 2019, tức đạt mức tăng trưởng hơn 40%, điều chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Việt.
Tỷ lệ nội địa hóa vươn lên mức 29% (1150 tỷ đồng trên tổng doanh thu 4000 tỷ đồng của toàn thị trường). Tuy nhiên, top 10 bộ phim Việt ăn khách nhất đã chiếm tới 80% doanh thu của toàn thị trường phim Việt. 33 bộ phim còn lại chia nhau con số 20% doanh thu.
Như vậy, nếu tính top 10 phim có doanh thu cao nhất thị trường phim chiếu rạp tại Việt Nam (tính cả phim nội lẫn phim ngoại), có tới 5 bộ phim nội địa nằm trong bảng xếp hạng. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn cả thị trường điện ảnh Hàn Quốc năm nay, khi năm nay, chỉ có 4 bộ phim của Hàn Quốc lọt vào top 10 phim ăn khách nhất của thị trường điện ảnh nước này.
(*): Phim vẫn đang chiếu rạp.
Theo Zing
-
6 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
10 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
16 giờ trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
18 giờ trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
20 giờ trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
1 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
1 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
-
1 ngày trướcTrấn Thành chính thức nhắc đến tin đồn Negav bị cắt vai, không còn được xuất hiện trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ".
-
2 ngày trướcTừng được mệnh danh là mỹ nam màn ảnh nhưng Lý Dịch Phong đã bỏ bê chăm chút khiến ngoại hình sa sút thấy rõ.
-
2 ngày trướcThời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
-
2 ngày trướcPhim với tựa đề "Công tử Bạc Liêu" nhưng lại xây dựng nhân vật mang những cái tên hư cấu, hời hợt về chiều sâu giá trị tác phẩm thông qua những thước phim.
-
2 ngày trướcLấy nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên Son Ye Jin làm điều này cho Hyun Bin.
-
2 ngày trướcRachel Zegler, nữ diễn viên 23 tuổi được chọn đóng vai Bạch Tuyết trong bom tấn "Snow White" của Disney ra mắt năm sau gây tranh cãi vì nhan sắc và ngoại hình.
-
2 ngày trướcTrong "Không thời gian" tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.