Rước bệnh vào người chỉ vì tự ý dùng thuốc sai cách

Thuốc tân dược luôn là con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì có tác dụng tốt cho cơ thể, nếu dùng thuốc sai cách có thể gây tai biến và thậm chí dẫn đến tử vong.

Chỉ biết ôm con khóc

Theo chia sẻ của Chị N.T.N (Hải Dương), gia đình chị vừa trải qua sự hãi hùng khi tự ý dùng miếng dán chống xay tàu xe cho con mà không cần bác sĩ kê đơn, cũng như không đọc hướng dẫn trước khi sử dụng.

Vừa qua, trước khi về quê, chồng chị ra hiệu thuốc mua 1 miếng dán chống say để dùng cho con gái 6 tuổi. Vì chỉ mua 1 miếng nên chồng chị cũng không nhận được tờ hướng dẫn sử dụng và người bán thuốc cũng không căn dặn gì thêm.

Chị dán cho con từ 6h sáng, đến khoảng 11h trưa thì thấy mặt con ửng đỏ. Tưởng con bị say nắng nên chị cũng chỉ bắt con nghỉ ngơi. Đến khoảng 4h chiều chị bắt đấu thấy con có biểu hiện không bình thường: miệng nói nhảm, không nhận rõ vật, đi lại loạng quạng, thường bị đâm vào tường hoặc bàn ghế mà không biết, ngay cả bố mẹ con cũng bị nhầm là bạn bè. Hành động lúc thì nhanh nhưng lúc lại đờ đẫn nhưng người ngây dại. Những biểu hiện này ngày càng nặng hơn, bé liên tục nói nhảm, hành động vô thức, tự cào cấu mặt mũi, la hét, đi lại liên tục bị va vào các vật cứng. Những lúc như vậy  chỉ biết ôm con khóc. Đưa con đi khám bác sỹ nói mắt của con chị bị giãn đồng tử mạnh nên cháu không nhìn rõ, tác dụng của thuốc làm cháu bị ảo giác và rối loạn tâm thần, càng về đêm tình trạng của con càng nặng hơn.

Sau khi bình tĩnh lại và cho rằng nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của miếng dán chống say, kiểm tra lại thông tin chị mới biết rằng miếng dán đó cấm dùng cho trẻ dưới 8 tuổi (người từ 8-15 tuổi chỉ nên dùng 1/2 miếng). Lúc này, các bác sỹ cũng chỉ khuyên cho con uống nhiều nước, dỗ con ngủ được thì sẽ nhanh đỡ hơn.

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, những trường hợp sau khi dùng miếng dán say tàu xe dẫn đến những tác phụ như trên không phải là hiếm. Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.

Nếu dùng thuốc quá liều, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh, khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác... Do vậy, không được dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước, như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc; không được dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn...

Đặc biệt không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em từ 8 - 15 tuổi thì chỉ dùng nửa miếng dán cho mỗi lần sử dụng.

dùng thuốc sai cách
Thuốc tân dược luôn là con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì có tác dụng tốt cho cơ thể, nếu dùng thuốc sai cách có thể gây tai biến và thậm chí dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa
 
Sử dụng thuốc cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ


BS Huệ nhấn mạnh, không chỉ có thuốc chống say, việc tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà khi thuốc không tương xứng với bệnh, dùng thuốc sai cách chẳng những bệnh không hết mà xảy ra hiện tượng nhờn thuốc. Hoặc dẫn đến bệnh có những triệu chứng khác thường sẽ rất khó trong điều trị.

Cùng quan điểm trên, theo Dược sĩ Vũ Thịnh, nếu tự ý dùng thuốc thì cực kỳ nguy hiểm nhất đối với trẻ con vì vậy khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ chúng ta cần tuân theo chỉ định nghiêm ngặt. Theo DS Thịnh miếng dán xe tàu xe thường dán vào chỗ huyệt nên ảnh hưởng đến dây thần kinh nên người rất mệt kể cả đối với người lớn, chứ không nói gì đến trẻ nhỏ chưa đủ độ tuổi sử dụng thì rất nguy hiểm.

Khi sử dụng miếng dán xe tàu DS Thịnh lưu ý khi sử dụng miếng dán say tàu xe khi xuống xe cần phải tháo ra ngay đặc biệt không để ngủ qua đêm sẽ không tốt cho sức khỏe.

 Không chỉ có miếng dán say tàu xe bất kỳ các loại thuốc điều trị hay thuốc sử dụng thông dụng, thuốc bôi ngoài da... chúng ta vẫn cần có hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ một cách chuẩn chỉ để tránh những tác dụng phụ xảy ra.

 Khi chưa biết chắc thuốc sử dụng thế nào theo nguyên tắc chúng ta cần hỏi thật kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ về những tác dụng phụ khi bạn được bác sĩ kê toa và đọc kỹ nhãn từng loại thuốc.

 Đọc kỹ những khuyến cáo ghi rõ trên vỏ hộp của những loại thuốc không cần toa và tờ hướng dẫn sử dụng nằm bên trong vỏ hộp của những loại thuốc bắt buộc kê toa. Cần lưu ý khi thấy thuốc ghi những cảnh báo như: gây buồn ngủ, xây xẩm, chóng mặt...

Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất thiết khi sử dụng thuốc tân dược phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Tin tức mới nhất