Gánh đậu hũ đêm gần 30 năm ở Sài Gòn, nắng, mưa, khuya khoắt vẫn nườm nượp người chờ ăn
Đã thèm, đã thích thì bất chấp thời tiết và thời gian. Đó cũng là đặc điểm chung của những khách hàng thân thiết với gánh đậu hũ đêm khuya ở quận Bình Thạnh.
"Cô Thôi tới rồi, nhanh chạy đến lấy ghế đi anh" - một bạn nữ lên tiếng nhắc bạn trai khi cả 2 đang ngồi trên chiếc xe máy "tám chuyện", phía trước là bóng dáng người phụ nữ trung tuổi đang bước từng bước, trên lưng đôi quang gánh nặng nhọc. Đồng hồ điểm 21h15, trời vẫn còn mưa lâm thâm…
Những vũng nước còn chưa kịp khô vì cơn mưa ban chiều nhưng nhiều người vẫn đứng chờ sự xuất hiện của gánh đậu hũ vỉa hè cô Thôi.
Trong hẻm vẫn đắt khách như "tôm tươi"
Đôi quang gánh được nhẹ nhàng đặt xuống bên lề đường, trước cổng một ngôi nhà đóng im ỉm, tay mở nắp nồi với những váng đậu trắng tinh, hơi nóng bốc lên nghi ngút, cô Trần Thị Thôi (50 tuổi, quê Quảng Ngãi) bắt đầu múc ra chén theo yêu cầu của những vị khách đầu tiên.
Gánh tàu hũ của cô Thôi nằm sâu trong con hẻm đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh, TP.HCM) với 28 năm tuổi. Cô kể, năm 25 tuổi, cô cùng chồng vào Sài Gòn lập nghiệp, nhiều đêm nằm gác tay lên trán nghĩ trăm phương ngàn kế để mưu sinh. Cuối cùng, cô quyết định chọn đậu hũ vì món ăn này dễ làm, bổ dưỡng và không mất quá nhiều vốn đầu tư.
Những năm đầu, cô đặt nồi đầu hũ cỡ bự trên đôi quang gánh rồi đi rảo khắp các con phố, hôm nào cũng hết hàng nhưng đổi lại, sức khỏe ngày càng yếu đi. "Vừa quẩy gánh nặng nhọc, vừa đi bộ nhiều, không sinh bệnh sao được" - tay làm hàng cho khách, miệng vẫn nhanh nhảu trả lời.
Cô Thôi ngồi bán không nghỉ tay. Khách ăn tại chỗ 1 phần nhưng mua về 2 phần.
Ngày hay tin bị thoái hóa cột sống, cô Thôi quyết định chỉ ngồi bán một nơi cố định, ban ngày lo chuyện bếp núc, nhà cửa, chiều muộn mới bắt xay đậu, nấu đường, làm bột,… chuẩn bị hàng đi bán. Địa điểm bán cách nhà khoảng 200m.
Tưởng không ai thèm để ý, ấy vậy mà vừa dọn hàng ra, đã có khách í ới đặt hàng ngay, nhiều người còn sợ hết chỗ, chủ động giật lấy những chiếc đòn nhựa cột chặt ở quai gánh, khi nồi đậu hũ chưa kịp chạm đất.
Hôm nào cũng thế, cô chủ ngồi bán liền tay khoảng 150 đến 200 phần. Bán nhanh thì khoảng 2 tiếng, mùa mưa bán chậm hơn, nhưng cũng khoảng 12h đêm là hết sạch.
Người khen, kẻ chê nhưng vẫn đông nườm nượp
Mỗi phần đậu hũ có giá 6 ngàn đồng gồm đậu hũ, nước cốt dừa, hột dẻo,… Ăn tại chỗ thì ngồi đòn nhựa, đậu được múc ra chén. Nếu mua mang về thì bỏ vào ly, với những khách muốn ăn ly lớn, giá sẽ đôn lên thành 10 ngàn đồng. Chiều lòng khách, cô chủ còn linh hoạt bán thêm phần 'nửa suất'.
"Ở đây nước cốt dừa đậm đặc, ăn chén thứ nhất thấy ngon chứ sang chén thì thứ 2 thì bắt đầu ngán. Vì thế, thay vì ăn một chén thì mình chỉ gọi nửa chén. Cô chủ vẫn vui vẻ bán cho mình và hội bạn" - Diệu Linh (sinh viên) giải thích.
Một chén đậu hũ nhỏ, giá 6 ngàn đồng.
Một khách ở gần mang luôn tô lớn ra chờ cô Thôi múc đầy.
Khách ghé ăn đậu hũ chủ yếu là sinh viên, người mới đi làm, lâu lâu có thêm vài cô bác lớn tuổi ở cùng xóm với bà chủ. Trong số này, có người ở gần, có người ở rất xa…
Bạn Phương Nhi phải đứng ăn chén đậu hũ vì đến sau, hết đòn để ngồi. Cô nữ sinh chia sẻ: "Mình ở quận Gò Vấp, cùng bạn thân ở quận 12, cách đây khoảng 20km. Cả 2 khá tò mò khi thấy những review trên mạng của bạn bè về gánh đậu hũ này. Mình đã ăn 1 chén, tuy nhiên, hương vị thật sự không đặc biệt lắm. Chẳng qua vì mình rất thích ăn đậu hũ vì nó mát nên mới lặn lội đến đây ăn thử".
Hai vị khách này mua khá nhiều phần đậu hũ mang về.
Cõ lẽ, Phương Nhi là trường hợp đặc biệt trong số hàng trăm vị khách ghé lại thưởng thức đậu hũ đêm nay, bởi những người còn lại đều dành cho gánh đậu hũ này những lời khen có cánh.
"Đậu hũ ở đây mịn, nước cốt đậm đặc, hột dẻo có vị thanh thanh, không quá dai. Tuy nhiên, ăn đến chén thứ 2 thì đúng là ngán. Nên dừng lại ở chén thứ nhất là được" - bạn Nguyệt Anh chia sẻ.
Là khách quen hơn 2 năm nay, nửa năm đầu ngày nào cũng ghé lại ăn một chén cho ấm bụng rồi về ngủ, Phương Linh hồ hởi nói: "Hơn 1 năm nay, mình không ăn thường xuyên, nhưng vẫn duy trì mỗi tuần ghé 3 lần, mỗi lần ăn 1 chén hoặc 1 chén rưỡi. Mọi nguyên liệu ở đây khá vừa phải, không quá ngọt. Trời lành lạnh, mưa lâm thâm như thế này được ăn đậu hũ nóng là tuyệt nhất".
Hết đòn nhựa, đôi bạn trẻ này phải đứng để thưởng thức chén đậu hũ nóng.
Một vé về tuổi thơ
Ngày đầu tháng 10, Sài Gòn mưa dầm về đêm. Mưa không lớn nhưng kéo dài cả tiếng đồng hồ, đủ khiến những con người chủ quan bị ướt nếu đứng dưới mưa quá lâu. Ấy vậy mà khách của cô Thôi vẫn rất chịu khó, người mặc áo mưa đứng chờ, người vô tư ngồi ăn chẳng sợ vướng víu.
Gần 11h đêm, trời vẫn chưa hết mưa. Nhiều khách mặc áo mưa đứng chờ lấy đậu hũ.
Khách xắn quần, mặc áo mưa ngồi gọi món, chuẩn bị thưởng thức đậu hũ.
Hết tốp này đến tốp khác cứ thế tấp xe máy vào lề, dừng lại trước gánh đậu hũ đơn sơ. Có nhóm bạn trẻ hơn 10 người đến trễ, hết đòn, phải chia thành 2 nhóm: nhóm ngồi, nhóm đứng. Bưng chén đậu hũ, các bạn trẻ vừa đứng nép vào mái hiên trú mưa, vừa cười nói xôn xao cả một góc đường.
11h30 trời vẫn mưa, nồi đầu hũ đã dần cạn kiệt, người phụ nữ trung tuổi cũng bắt đầu nheo mắt, vặn mình vì mỏi, vì phải ngồi một tư thế suốt hơn 2 giờ đồng hồ.
Trung bình mỗi ngày, cô chủ thu được từ 400 đến 500 ngàn tiền bán đậu hũ. Số tiền này dùng để trang trải các sinh hoạt phí trong gia đình.
Một nhóm bạn trẻ rủ nhau đi ăn đậu hũ đêm khuya.
Khi được hỏi một vị khách gắn bó với gánh đậu hũ này được hơn 4 năm, cô trải lòng: 'Sài Gòn thiếu gì chỗ bán đậu hũ chứ. Nhưng chỉ có mỗi chỗ này bán về đêm, lại bán nóng, khách ngồi đòn vây quanh 2 quang gánh, hệt như những ngày thơ bé vậy. Cái cảm giác đó, chẳng chỉ có ngồi nơi đây, vào giờ này, ăn món này mới làm được'.
Vậy đó, bất chấp thời gian và thời tiết để thưởng thức món ăn mình thích chưa hẳn vì nó ngon, nó rẻ, mà đôi khi đơn giản, cái không gian đời thường trần trụi ấy lại gợi nhắc về quãng thời gian vô lo vô nghĩ, về một tuổi thơ không vướng bận. Cũng là lúc lắng lại để sống chậm, nghĩ chậm giữa dòng đời xô bồ…
Đâu phải nhà hàng máy lạnh mới đông khách, góc nhỏ vỉa hè với món đậu hũ bình dân vẫn hút hàng trăm bạn trẻ ghé lại mỗi đêm.
Theo Baodatviet
-
28 phút trướcMột số người dân ở Malaysia đang cho rằng có một nhóm người chuyên thôi miên để khiến người khác làm theo yêu cầu của mình và nhắc nhở nhau cảnh giác
-
1 giờ trướcNằm trong thung lũng khô McMurdo, hồ Don Juan được mệnh danh là vùng nước mặn nhất thế giới nên không hề bị đóng băng ngay cả khi nhiệt độ xuống tới âm 58 độ C.
-
4 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn chết.
-
14 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
15 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
18 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
19 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
20 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
22 giờ trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
23 giờ trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
1 ngày trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
1 ngày trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
1 ngày trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
1 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
-
1 ngày trướcSúp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
-
2 ngày trướcCây thông Noel chào đón Giáng sinh được tạo nên từ chai nhựa ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.
Tin tức mới nhất
-
9 phút trước
-
39 phút trước