8 điều hay ho về xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung chị em cần biết

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là một hình thức kiểm tra sức khỏe cực kì quan trọng đối với chị em phụ nữ. Bạn đã biết nhiều về pap smear chưa?

Các bác sĩ sẽ làm gì khi xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung (pap smear) cho bạn? Bạn có cần đi xét nghiệm thường xuyên hay khi nhận kết quả rồi thì nên làm gì tiếp theo... Dưới đây là những thông tin liên quan mà bạn nên biết.

1. Xét nghiệm Pap là hình thức xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung

xét nghiệm pap smear

Trong một xét nghiệm Pap, bác sĩ phụ khoa sẽ lấy các tế bào từ cổ tử cung bằng một tăm bông hoặc bàn chải nhỏ. Những tế bào này sau đó được phân tích để thấy có bất kỳ bất thường liên quan đến bệnh HPV và ung thư cổ tử cung hay không.

2. Xét nghiệm Pap chỉ có tác dụng tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, không phát hiện các nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs)

xét nghiệm pap smear

Trong khi lấy tế bào cổ tử cung, các bác sĩ cũng có thể làm thêm một số xét nghiệm STIs nhưng không giống như xét nghiệm Pap smear. Vì vậy, nếu muốn làm xét nghiệm nào, bạn cần hỏi bác sĩ cụ thể và chi tiết.

3. Nếu bác sĩ nói rằng kết quả xét nghiệm của bạn không ổn thì có nghĩa là "chưa cần phải lo lắng"

xét nghiệm pap smear

Có một vài cấp độ khác nhau của các bất thường, ví dụ như liên quan đến chứng loạn sản (nhẹ, vừa và nặng) hoặc có nghĩa là bác sĩ đã tìm thấy các tế bào tiền ung thư ở nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao phát triển thành ung thư nếu không được điều trị... Vì vậy, hãy lưu ý và tiếp tục theo dõi khi bác sĩ nói với bạn kết quả như vậy.

4. Nếu kết quả bất thường, có thể bạn cần tiến hành xét nghiệm lại

xét nghiệm pap smear

Đôi khi mẫu tế bào cổ tử cung được xét nghiệm có thể bị một số yếu tố khác tác động và ảnh hưởng đến kết quả. Thông thường, nếu kiểm tra trong lúc bị nhiễm trùng, dị ứng hoặc gần thời điểm quan hệ tình dục, dùng dầu bôi trơn... có thể làm cho kết quả không chính xác.

5. Khi bạn có kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bạn cần thử nghiệm HPV sau đó


Sở dĩ các bác sĩ cho bạn xét nghiệm HPV khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường là vì có thể có sự thay đổi tế bào bất thường liên quan đến HPV, và đây có thể là yếu tố dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nếu các thử nghiệm cho thấy bạn có nguy cơ nhiễm HPV cao thì có nhiều khả năng dẫn đến ung thư cổ tử cung.

6. Nếu các thử nghiệm cho thấy bạn có tế bào và HPV bất thường, có thể bác sĩ sẽ tiến hành soi trực tiếp cổ tử cung của bạn

xét nghiệm pap smear

Bác sĩ sẽ nhìn vào cổ tử cung và âm đạo của bạn qua kính hiển vi để kiểm tra các tế bào bất thường. Nếu phát hiện ra, họ sẽ lấy mô nđó để tiến hành sinh thiết. Thủ thuật này có thể hơi đau nên bạn cần thư giãn hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có cần dùng thuốc giảm đau hay không.

7. Tùy thuộc vào những kết quả sinh thiết, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị

xét nghiệm pap smear

"HPV và chứng loạn sản cổ tử cung là 100% có thể chữa được", Tiến sĩ Tara Allmen, bác sĩ sản phụ khoa tại trung tâm  Center for Menopause, Hormonal Disorders and Women’s Health cho biết. 

8. Ngay cả khi bạn không cần xét nghiệm Pap mỗi năm, bạn vẫn cần đi khám phụ khoa 1-2 lần/năm

xét nghiệm pap smear

Khám phụ khoa theo định kì có thể giúp bạn kiểm tra các bệnh LTQĐTD và đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình.

Vaccine HPV có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Do vậy, nếu bạn trong diện những đối tượng có thể tiêm HPV, đừng bỏ qua hình thức bảo vệ sức khỏe này.

Theo Afamily/ trí thức trẻ



Tin tức mới nhất