Ai đang phê bình và định giá cho âm nhạc Việt?
Khi vai trò phê bình và định giá trị âm nhạc không còn thuộc về những người có chuyên môn tử tế thì âm nhạc dứt khoát chỉ đơn thuần là trò giải trí.
Khi ca sĩ Sơn Tùng M-TP đoạt giải Cống hiến 2015 (diễn ra tháng trước) ở hạng mục 'Ca sĩ của năm', những người làm chuyên môn có lòng tử tế với âm nhạc phải cay đắng hỏi nhau rằng: Giá trị nghệ thuật của âm nhạc đã chết rồi sao?
Vắng bóng phê bình chuyên nghiệp
Bây giờ là thời của giải trí. Giải trí là vua, là tôn chỉ duy nhất của mọi hoạt động âm nhạc. Cái gọi là phê bình âm nhạc, hay những nhà phê bình âm nhạc đã hết thời và nhường chỗ cho những số đông tạp nham, những trò hề giải trí có tên 'giám khảo' và những lá phiếu bầu chọn mang tính 'bầy đàn'.
Đó mới là mốt và là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống âm nhạc hiện nay!
'Bộ tứ quyền lực' của Nhân tố bí ẩn 2016
Điều đó lại là hệ quả tất yếu của một nền âm nhạc vắng bóng phê bình âm nhạc tử tế. Thay vào đó chỉ là sự phê bình của số đông không hiểu biết về âm nhạc, của những giám khảo game show mang tính vuốt ve và kịch hóa hơn là chân thành với học thuật.
Nếu phảng phất chút phê bình âm nhạc nào đó, nó lại không hề có chút tử tế nghệ thuật nào cả vì bị chèn ép bởi đồng tiền của các 'đầu nậu' âm nhạc.
Các 'đầu nậu' âm nhạc này cũng chỉ chăm chăm thỏa mãn trò giải khuây dễ dãi, hời hợt của người nghe để tạm quên đi bao vấn đề thế sự đang cần tiếng nói và chung tay giải quyết của những con người sâu sắc có trách nhiệm, có tấm lòng với nghệ thuật của đất nước.
Tham gia sinh hoạt âm nhạc hiện nay với tính chất phê bình cũng chỉ có những bài báo do một số phóng viên có chút ít kiến thức về âm nhạc viết và nhận định.
Lẽ ra, công việc của họ chỉ là phản ánh tình hình âm nhạc chung trên mặt bằng sinh hoạt bếp núc hoặc hậu trường mà thôi. Vì thế, những ý kiến, nhận định của báo giới - dù là tâm huyết, đầy tinh thần trách nhiệm - cũng chỉ mang tính phản ánh, tổng hợp, ghi nhận những bề nổi của tảng băng âm nhạc không hơn không kém.
Có thể khẳng định với nền âm nhạc phổ thông ở Việt Nam (chúng ta phải xác quyết lại dù là phổ thông nhưng nó vẫn là một bộ môn nghệ thuật), chúng ta thấy vắng bóng hoàn toàn lý luận phê bình (LLPB) chuyên nghiệp.
Khi vai trò phê bình và định giá trị âm nhạc không còn thuộc về những người có chuyên môn tử tế thì âm nhạc dứt khoát chỉ đơn thuần là trò giải trí rẻ tiền.
Cái xác không hồn
Nếu như âm nhạc phổ thông đương đại Việt bị đánh giá thấp về sáng tạo và rất nhiều vấn đề nhố nhăng trong các hoạt động của nó thì LLPB chỉ là cái xác không hồn.
LLPB cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề trong thực trạng âm nhạc phổ thông bị khủng hoảng và lạm phát rẻ tiền vì không làm tròn chức năng của mình.
Hiện nay, cả nước có 3 hội chuyên ngành lớn về âm nhạc: Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và Hội Âm nhạc TP HCM. Trong đó, vị trí của Hội Âm nhạc TP HCM quan trọng nhất vì TP HCM là trung tâm âm nhạc lớn nhất nước.
Ngoài ra, các tỉnh, thành khác có các chi hội âm nhạc nằm trong những hội văn nghệ (gồm nhiều chi hội nghệ thuật). Ba hội chuyên ngành lớn kể trên đều có tiểu ban LLPB, cho thấy các hội đều hiểu rõ tầm quan trọng của LLPB âm nhạc trong việc thúc đẩy và kích thích sáng tác phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là về mặt văn bản, giấy tờ. Còn thực tế, khi nhìn vào dòng chảy sôi nổi và những biến động của âm nhạc đương đại, vai trò của các tiểu ban LLPB này hết sức mờ nhạt, nặng tính hình thức và đầy sức ì thụ động. Thậm chí, LLPB làm kẻ ngoài cuộc khi có những vụ tranh cãi về âm nhạc nổ ra trên công luận.
Biên độ đời sống và thời sự âm nhạc của tiểu ban LLPB thường quẩn quanh trong các báo cáo nội bộ hằng năm. Mạnh hơn một chút là những bài LLPB trên các tờ báo chuyên ngành nhưng cũng chỉ chung chung đầy tính lý thuyết hơn là thực tiễn sinh động, không có không khí tranh luận.
Tất cả cái 'phê' mạnh nhất chỉ đổ vào đầu nhạc trẻ với những lý luận quá phổ quát như: 'Phải bảo đảm tính hiện đại - dân tộc, sáng tác trẻ lai căng, ca từ rẻ tiền, bệnh hình thức, tính tự nhiên chủ nghĩa…' mà không có những phân tích cụ thể và mang tính cập nhật về những cái 'tại sao, như thế nào…'.
Những bài LLPB ấy kể lể thực trạng và thường chỉ đưa ra các giải pháp hành chính, tuyên bố chung chung chứ ít có những giải pháp về lý luận và học thuật sát sườn.
Những hạn chế trên không hẳn do năng lực yếu mà quan trọng hơn là do tính lãnh cảm và thiếu nhiệt tình trước các vấn đề thời sự của sáng tác ca khúc cần nắm bắt hoặc mổ xẻ, giải phẫu một cách căn cơ. Các tiểu ban LLPB không làm được điều đó nên phê bình chỉ chạy sau lưng sự kiện, mang tính chữa cháy và nhiều khi bị gạt ra ngoài lề thời sự.
Tự đặt ra nhiều vùng cấm
Ngoài kiến thức, người làm LLPB còn nhược điểm khác là thiếu dũng khí: Sợ sự phê bình thẳng thắn có thể làm mất lòng ai đó, có thể bị trả đũa, bị cô lập và có thể bị mất 'sô'. Nỗi sợ mất 'nồi cơm' mới thật khủng khiếp.
Có quá nhiều vùng cấm mà nhà phê bình tự đặt ra với mình. Nhiều khi họ phê bình chỉ nhìn người mà không nhìn tác phẩm.
Một ông quan văn nghệ, một nhà kinh tế âm nhạc với những siêu quan hệ, quyền lực cao chẳng bao giờ trở thành đối tượng bị phê bình, nếu có cũng chỉ là phê bình vuốt ve, giả lập.
Khi phê bình không có tâm, chỉ dựa vào thương và ghét cá nhân thì nó chỉ còn là một công cụ hạ bệ hoặc lăng-xê, không còn ý nghĩa cao cả là ngọn đèn soi đường cho nghệ thuật đi lên. Thực tế, chúng ta cũng đã chứng kiến những kiểu phê bình 'khi thương củ ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo'.
Cho nên, nhiều bài phê bình thường 'được' người đọc cho là 'đánh' ai đó hay là một cuộc 'ân oán giang hồ' được giải quyết bằng ngòi bút. Người trong giới thì cho rằng LLPB là một hành động 'vạch áo cho người xem lưng'.
Với một tập quán, suy nghĩ như vậy thì thật khó cho những nhà LLPB thật sự tránh khỏi lối suy diễn về những thái độ phê bình tâm huyết của mình. LLPB vì thế trở nên rụt rè và rơi dần vào bạc nhược.
Vắng bóng phê bình chuyên nghiệp
Bây giờ là thời của giải trí. Giải trí là vua, là tôn chỉ duy nhất của mọi hoạt động âm nhạc. Cái gọi là phê bình âm nhạc, hay những nhà phê bình âm nhạc đã hết thời và nhường chỗ cho những số đông tạp nham, những trò hề giải trí có tên 'giám khảo' và những lá phiếu bầu chọn mang tính 'bầy đàn'.
Đó mới là mốt và là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống âm nhạc hiện nay!
'Bộ tứ quyền lực' của Nhân tố bí ẩn 2016
Điều đó lại là hệ quả tất yếu của một nền âm nhạc vắng bóng phê bình âm nhạc tử tế. Thay vào đó chỉ là sự phê bình của số đông không hiểu biết về âm nhạc, của những giám khảo game show mang tính vuốt ve và kịch hóa hơn là chân thành với học thuật.
Nếu phảng phất chút phê bình âm nhạc nào đó, nó lại không hề có chút tử tế nghệ thuật nào cả vì bị chèn ép bởi đồng tiền của các 'đầu nậu' âm nhạc.
Các 'đầu nậu' âm nhạc này cũng chỉ chăm chăm thỏa mãn trò giải khuây dễ dãi, hời hợt của người nghe để tạm quên đi bao vấn đề thế sự đang cần tiếng nói và chung tay giải quyết của những con người sâu sắc có trách nhiệm, có tấm lòng với nghệ thuật của đất nước.
Tham gia sinh hoạt âm nhạc hiện nay với tính chất phê bình cũng chỉ có những bài báo do một số phóng viên có chút ít kiến thức về âm nhạc viết và nhận định.
Lẽ ra, công việc của họ chỉ là phản ánh tình hình âm nhạc chung trên mặt bằng sinh hoạt bếp núc hoặc hậu trường mà thôi. Vì thế, những ý kiến, nhận định của báo giới - dù là tâm huyết, đầy tinh thần trách nhiệm - cũng chỉ mang tính phản ánh, tổng hợp, ghi nhận những bề nổi của tảng băng âm nhạc không hơn không kém.
Có thể khẳng định với nền âm nhạc phổ thông ở Việt Nam (chúng ta phải xác quyết lại dù là phổ thông nhưng nó vẫn là một bộ môn nghệ thuật), chúng ta thấy vắng bóng hoàn toàn lý luận phê bình (LLPB) chuyên nghiệp.
Khi vai trò phê bình và định giá trị âm nhạc không còn thuộc về những người có chuyên môn tử tế thì âm nhạc dứt khoát chỉ đơn thuần là trò giải trí rẻ tiền.
Cái xác không hồn
Nếu như âm nhạc phổ thông đương đại Việt bị đánh giá thấp về sáng tạo và rất nhiều vấn đề nhố nhăng trong các hoạt động của nó thì LLPB chỉ là cái xác không hồn.
LLPB cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề trong thực trạng âm nhạc phổ thông bị khủng hoảng và lạm phát rẻ tiền vì không làm tròn chức năng của mình.
Hiện nay, cả nước có 3 hội chuyên ngành lớn về âm nhạc: Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và Hội Âm nhạc TP HCM. Trong đó, vị trí của Hội Âm nhạc TP HCM quan trọng nhất vì TP HCM là trung tâm âm nhạc lớn nhất nước.
Ngoài ra, các tỉnh, thành khác có các chi hội âm nhạc nằm trong những hội văn nghệ (gồm nhiều chi hội nghệ thuật). Ba hội chuyên ngành lớn kể trên đều có tiểu ban LLPB, cho thấy các hội đều hiểu rõ tầm quan trọng của LLPB âm nhạc trong việc thúc đẩy và kích thích sáng tác phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là về mặt văn bản, giấy tờ. Còn thực tế, khi nhìn vào dòng chảy sôi nổi và những biến động của âm nhạc đương đại, vai trò của các tiểu ban LLPB này hết sức mờ nhạt, nặng tính hình thức và đầy sức ì thụ động. Thậm chí, LLPB làm kẻ ngoài cuộc khi có những vụ tranh cãi về âm nhạc nổ ra trên công luận.
Biên độ đời sống và thời sự âm nhạc của tiểu ban LLPB thường quẩn quanh trong các báo cáo nội bộ hằng năm. Mạnh hơn một chút là những bài LLPB trên các tờ báo chuyên ngành nhưng cũng chỉ chung chung đầy tính lý thuyết hơn là thực tiễn sinh động, không có không khí tranh luận.
Tất cả cái 'phê' mạnh nhất chỉ đổ vào đầu nhạc trẻ với những lý luận quá phổ quát như: 'Phải bảo đảm tính hiện đại - dân tộc, sáng tác trẻ lai căng, ca từ rẻ tiền, bệnh hình thức, tính tự nhiên chủ nghĩa…' mà không có những phân tích cụ thể và mang tính cập nhật về những cái 'tại sao, như thế nào…'.
Những bài LLPB ấy kể lể thực trạng và thường chỉ đưa ra các giải pháp hành chính, tuyên bố chung chung chứ ít có những giải pháp về lý luận và học thuật sát sườn.
Những hạn chế trên không hẳn do năng lực yếu mà quan trọng hơn là do tính lãnh cảm và thiếu nhiệt tình trước các vấn đề thời sự của sáng tác ca khúc cần nắm bắt hoặc mổ xẻ, giải phẫu một cách căn cơ. Các tiểu ban LLPB không làm được điều đó nên phê bình chỉ chạy sau lưng sự kiện, mang tính chữa cháy và nhiều khi bị gạt ra ngoài lề thời sự.
Tự đặt ra nhiều vùng cấm
Ngoài kiến thức, người làm LLPB còn nhược điểm khác là thiếu dũng khí: Sợ sự phê bình thẳng thắn có thể làm mất lòng ai đó, có thể bị trả đũa, bị cô lập và có thể bị mất 'sô'. Nỗi sợ mất 'nồi cơm' mới thật khủng khiếp.
Có quá nhiều vùng cấm mà nhà phê bình tự đặt ra với mình. Nhiều khi họ phê bình chỉ nhìn người mà không nhìn tác phẩm.
Một ông quan văn nghệ, một nhà kinh tế âm nhạc với những siêu quan hệ, quyền lực cao chẳng bao giờ trở thành đối tượng bị phê bình, nếu có cũng chỉ là phê bình vuốt ve, giả lập.
Khi phê bình không có tâm, chỉ dựa vào thương và ghét cá nhân thì nó chỉ còn là một công cụ hạ bệ hoặc lăng-xê, không còn ý nghĩa cao cả là ngọn đèn soi đường cho nghệ thuật đi lên. Thực tế, chúng ta cũng đã chứng kiến những kiểu phê bình 'khi thương củ ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo'.
Cho nên, nhiều bài phê bình thường 'được' người đọc cho là 'đánh' ai đó hay là một cuộc 'ân oán giang hồ' được giải quyết bằng ngòi bút. Người trong giới thì cho rằng LLPB là một hành động 'vạch áo cho người xem lưng'.
Với một tập quán, suy nghĩ như vậy thì thật khó cho những nhà LLPB thật sự tránh khỏi lối suy diễn về những thái độ phê bình tâm huyết của mình. LLPB vì thế trở nên rụt rè và rơi dần vào bạc nhược.
Theo NS Trần Minh Phi/NLĐ
-
2 giờ trướcLà ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.
-
5 giờ trướcDanh ca này được xem là giọng hát số 1 của dòng nhạc dân ca Nam Bộ.
-
7 giờ trướcCardi B nổi giận sau khi bị tỷ phú Elon Musk gọi là con rối, liên quan đến sự cố máy nhắc chữ gặp vấn đề tại cuộc vận động tranh cử của bà Kamala Harris vào đầu tháng 11.
-
11 giờ trướcỞ tuổi 74, ca sĩ Lê Uyên đang có cuộc sống hạnh phúc bên người chồng thứ hai là một đại úy phi công. Bà vẫn giữ được sự trẻ trung, khỏe khoắn dù tuổi đã vào hàng “thất thập cổ lai hy”.
-
21 giờ trướcNếu nói Chị đẹp đạp gió 2024 chủ động tìm đến với lùm xùm, vừa đúng vừa không. Chương trình mời hai cặp cô trò đều từng có khúc mắc từ chương trình Giọng hát Việt.
-
22 giờ trướcCa sĩ Minh Tuyết gây sốt với màn biểu diễn tương tác cùng khán giả trên sân khấu sau khi "cướp" micro.
-
1 ngày trướcThanh Lam và Thu Minh đối đầu tại live show 3 "Our song Việt Nam". Đêm nhạc chứng kiến màn "lột xác" của Quang Linh khi hát, đu dây trên sân khấu, trong khi Thanh Lam và Thu Minh có phần tiết chế, nhẹ nhàng hơn.
-
1 ngày trướcAnh Thơ là giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, sau nhiều năm ly hôn chị sống bình yên, đặt tình yêu vào công việc và con cái.
-
1 ngày trướcCa sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi có những chia sẻ cởi mở về tình yêu với vợ, với con và đặc biệt là con đường sự nghiệp trong thời gian tới.
-
1 ngày trướcVợ chồng Justin - Hailey Bieber lần đầu tiên chia sẻ bức ảnh gia đình lên trang Instagram và thu hút sự yêu thích từ khán giả.
-
1 ngày trướcMột trong những màn trình diễn gây bất ngờ nhiều nhất trong tập 2 "Chị đẹp đạp gió" phải kể đến sự xuất hiện của “nữ hoàng Wushu” Thúy Hiền.
-
1 ngày trướcSau khi giành chiến thắng tại The Voice 2019 với vị trí á quân, Võ Đức Trí không suôn sẻ trong sự nghiệp mà phải từ bỏ âm nhạc.
-
1 ngày trướcNhiều khán giả khó chịu khi Dương Domic bỏ các câu hát diễn "như đang say rượu" tại một show âm nhạc. Những ngày qua, hình ảnh anh và Linh Ka bí mật hẹn hò được lan truyền.
-
1 ngày trướcỞ vòng Hội ngộ, Minh Hằng được cho là thụ động trong giao tiếp với các Chị Đẹp. Nguyên nhân được nữ diễn viên tiết lộ.
-
1 ngày trướcLinh Ka và Dương Domic bị "team qua đường" bắt gặp khoảnh khắc sánh đôi bên nhau giữa đêm.
-
2 ngày trướcGóp mặt show "Chị đẹp", Hậu Hoàng gây bất ngờ bởi kỹ năng trình diễn trên sân khấu. Diva Mỹ Linh nói hoàn toàn bị thuyết phục trước phần thể hiện của đàn em.
-
2 ngày trướcMinh Hằng như đoá hoa "nở rộ" rực rỡ trên sân khấu ra mắt, Minh Tuyết sẵn sàng học hỏi những điều mới mẻ từ nghệ sĩ trẻ.
-
2 ngày trướcMỹ Linh ôm, gửi lời xin lỗi đến học trò Dương Hoàng Yến sau 11 năm kể từ cuộc thi The Voice - Giọng hát Việt.
-
2 ngày trướcXuất hiện giới thiệu dự án mới nhưng Hoàng Thùy Linh khiến fan chú ý bởi ngoại hình thay đổi nhiều so với trước đây.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước