Ai kiểm chứng "Tấm Cám" kiếm được 22 tỷ sau 3 ngày công chiếu?
Không có mặt tại chuỗi cụm rạp của CGV, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” khiến tất cả ngạc nhiên khi đơn vị phát hành thông báo phim thu hơn 21,8 tỷ đồng chỉ sau ba ngày trình chiếu.
Thành tích phòng vé vượt trội của bộ phim do Ngô Thanh Vân làm đạo diễn kiêm nhà sản xuất quả khiến không ít người giật mình, bởi nó suýt chút nữa đã cán mốc 1 triệu USD chỉ sau ba ngày có mặt ngoài rạp. Thêm một lần nữa, tính minh bạch trong doanh thu phòng vé tại Việt Nam lại là điều cần bàn bạc.
Câu chuyện xứ người
Ngày 22/8, các tờ báo điện ảnh tại Bắc Mỹ không tập trung vào chuyệnSuicide Squad có chiến thắng thứ ba liên tiếp tại phòng vé, mà xoáy sâu vào việc Ben-Hur phiên bản 2016 của đạo diễn Timur Bekmambetov trở thành “bom xịt”.
Tác phẩm sử thi có kinh phí sản xuất 100 triệu USD, nhưng rốt cuộc chỉ thu được 11,4 triệu USD nội địa sau ba ngày. Cộng thêm 10,7 triệu USD từ các thị trường quốc tế, Ben-Hur khiến Paramount Pictures và MGM đứng trước một phi vụ thua lỗ nặng nề. Bởi nếu tính cả các chi phí cho marketing và quảng bá, phim cần phải thu trên 200 triệu USD toàn cầu thì mới hòa vốn.
Biệt đội Cảm tử vẫn chưa bị hạ bệ tại phòng vé Bắc Mỹ và tuần thứ ba liên tiếp chiếm ngôi đầu tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, thất bại của Ben-Hur đã được dự đoán từ giữa tuần trước và thị trường Bắc Mỹ luôn có các đơn vị chuyên đo lường doanh thu một bộ phim từ trước khi nó ra rạp. Mọi con số đều là công khai, và kết quả cuối cùng được đăng tải trên trang BoxOfficeMojo.com để tất cả có thể cùng tham khảo.
Sau đó, người ta có thể thoải mái mổ xẻ nguyên nhân thất bại của các bộ phim, và Ben-Hur cũng chẳng phải ngoại lệ gì khi các chuyên gia hiện lao vào phân tích xem làm sao mà bom tấn sử thi lại đang phải hứng chịu kết quả tệ hại như thế.
Tính minh bạch còn thiếu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, con số doanh thu dành cho mỗi tác phẩm điện ảnh luôn là ẩn số. Chỉ khi một bộ phim ăn khách, nhà phát hành mới thường tung ra thông cáo báo chí và công bố kết quả. Còn khi phim chìm nghỉm, thật khó để xác định doanh thu thực sự của nó là bao nhiêu.
Tính công khai và chính xác tại phòng vé Việt đến giờ vẫn chỉ là dấu hỏi lớn. Ngay cả với CGV, họ thường công bố đâu là top 3 phim ăn khách nhất tuần tại chuỗi cụm rạp của mình trên trang Facebook chính thức. Nhưng doanh thu cụ thể là bao nhiêu, hay số lượt vé bán ra chính xác là thế nào, thì không được đăng tải kèm.
Đối với các bộ phim Việt Nam, đi tìm sự thật càng khó hơn. Với những tác phẩm ăn khách hẳn, như Để Mai tính 2 (2014), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) hay Em là bà nội của anh (2015), đơn vị phát hành có thể tự tin công bố kết quả.
Nhưng với các bộ phim có chất lượng kém hơn, rất khó để tìm ra con số chính xác. Những thông tin kiểu như Nữ đại gia (2016) của Nguyễn Cao Kỳ Duyên chỉ thu nổi hơn 3 tỷ đồng, rốt cuộc cũng chỉ đến từ hành lang, không được bất cứ đơn vị nào liên quan đứng lên xác nhận.
Hay đến giờ người ta cũng không thể biết chính xác Fan cuồng của bộ đôi Charlie Nguyễn - Thái Hòa mới thu được bao nhiêu, và họ đã có bước thụt lùi tại phòng vé lớn tới thế nào nếu so với Tèo em (2013) và Để Mai tính 2 (2014).
Thấy gì từ doanh thu “khủng” của Tấm Cám: Chuyện chưa kể
Trong khoảng gần hai tuần qua, Tấm Cám: Chuyện chưa kể là chủ đề điện ảnh nóng bỏng trên các diễn đàn và mạng xã hội. Câu chuyện bắt nguồn từ việc đơn vị phát hành BHD và CJ CGV Việt Nam không đạt được thỏa thuận, và hậu quả là bộ phim của Ngô Thanh Vân không có mặt tại chuỗi rạp lớn nhất Việt Nam.
Hãng BHD ra thông cáo báo chí khẳng định muốn đối tác tránh có những hiểu lầm có thể gây ra thiệt hại cho hai bên quanh chuyện phát hành phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.
Tranh cãi xảy ra khi “đả nữ” bật khóc tại buổi họp báo ra mắt phim ở TP. HCM trong chiều 17/8. Sau đó, BHD và CGV liên tục tung ra các thông cáo báo chí, đưa ra lý lẽ của họ và đẩy công chúng vào cuộc cãi vã bất tận: phải chăng CGV đã có hành động chèn ép phim Việt? Hay tất cả rốt cuộc chỉ là một thương vụ làm ăn bất thành mà ở đó chuyện “thuận mua vừa bán” đã không diễn ra?
Dù thế nào, hiệu ứng từ câu chuyện đem lại cũng khiến người ta tò mò hơn về Tấm Cám: Chuyện chưa kể. Trong ngày 22/8, hãng BHD thông báo: “Sau ba ngày trình chiếu, doanh thu của bộ phim là 21.819.880.000 đồng, tương đương với lượt người xem trên toàn quốc là 288.432 lượt”.
Không có mặt tại chuỗi cụm rạp CGV, nhưng bộ phim giả tưởng dựa trên câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” của Ngô Thanh Vân vẫn đạt doanh thu ngoài mong đợi sau ba ngày ra rạp.
Và nhiều người cảm thấy giật mình khi thấy Tấm Cám: Chuyện chưa kể suýt chút nữa đã cán mốc 1 triệu USD tại Việt Nam chỉ sau ba ngày chiếu, bất chấp không có sự hỗ trợ từ CGV.
Ở đây, còn có một yếu tố nữa đáng quan tâm liên quan tới doanh thu của Tấm Cám: số suất chiếu. BHD không đưa ra con số chính xác, mà chỉ nói rằng số suất dành cho bộ phim cứ thế tăng dần: hơn 700 vào ngày 19/8, hơn 800 vào ngày 20/8 và hơn 900 vào ngày 21/8.
Kể từ lúc cả Việt Nam chỉ có đúng hai phòng chiếu 3D để chiếu Avatar vào tháng 12/2009, ngành công nghiệp chiếu rạp của chúng ta đã tiến một bước rất dài. Số lượng rạp chiếu phim cứ thế tăng lên mạnh mẽ qua từng năm, và một trong những đơn vị tăng trưởng nhanh nhất hẳn là Lotte Cinema.
Không tập trung vào các thành phố lớn, Lotte chủ trương mở rạp ở các tỉnh thành nhỏ hơn - những nơi luôn chuộng phim Việt Nam bởi khán giả tại đó vẫn còn “ngại” đọc phụ đề. Và số suất chiếu như thế dành cho Tấm Cám: Chuyện chưa kể là điều hoàn toàn khả thi.
Dựa trên số tiền và lượng khán giả mà BHD đưa ra, chúng ta có thể rút ra con số sau: mỗi suất chiếu của Tấm Cám thu hơn 8,55 triệu đồng, với giá vé trung bình 75.000 đồng/vé.
Điều đáng nói ở đây là lượng khán giả trung bình dành cho mỗi suất chiếu nếu tính ra là 121 người, với giờ chiếu trải dài từ 9 giờ sáng hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau trên khắp cả nước.
Có thể thấy tốc độ bán vé của Tấm Cám: Chuyện chưa kể lúc này sánh ngang Fast & Furious 7 (2015) - một bom tấn do CGV phát hành và có mặt tại tất cả các cụm rạp.
Hồi tháng 4/2015, trong ba ngày đầu ra rạp, bộ phim hành động tốc độ của Vin Diesel thu về tới 1,73 triệu USD, tức tương đương 38,6 tỷ đồng. Đến giờ, Fast & Furious 7 vẫn là tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất tại Việt Nam khi cán đích ở mức hơn 110 tỷ đồng.
Tác phẩm kinh dị mang đề tài xác sống của điện ảnh xứ kim chi thu được 30 tỷ đồng sau gần 10 ngày trình chiếu.
Mới nhất, đơn vị phát hành Galaxy thông báo Train to Busan - bộ phim kinh dị mang đề tài xác sống của Hàn Quốc mới chạm mốc 30 tỷ đồng sau 10 ngày trình chiếu (từ 12/8). Đây cũng là một tác phẩm điện ảnh được công chúng Việt quan tâm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, và có mặt tại cả CGV lẫn nhiều chuỗi rạp khác.
Trước mỗi thông tin đưa ra, khán giả có quyền được hoài nghi. Nhưng rốt cuộc, đến giờ thì hoài nghi vẫn chỉ là hoài nghi. Không ai có thể xác minh tất cả những con số của Tấm Cám: Chuyện chưa kể, nên hãy cứ tạm chúc mừng Ngô Thanh Vân và BHD đã.
Câu chuyện xứ người
Ngày 22/8, các tờ báo điện ảnh tại Bắc Mỹ không tập trung vào chuyệnSuicide Squad có chiến thắng thứ ba liên tiếp tại phòng vé, mà xoáy sâu vào việc Ben-Hur phiên bản 2016 của đạo diễn Timur Bekmambetov trở thành “bom xịt”.
Tác phẩm sử thi có kinh phí sản xuất 100 triệu USD, nhưng rốt cuộc chỉ thu được 11,4 triệu USD nội địa sau ba ngày. Cộng thêm 10,7 triệu USD từ các thị trường quốc tế, Ben-Hur khiến Paramount Pictures và MGM đứng trước một phi vụ thua lỗ nặng nề. Bởi nếu tính cả các chi phí cho marketing và quảng bá, phim cần phải thu trên 200 triệu USD toàn cầu thì mới hòa vốn.
Biệt đội Cảm tử vẫn chưa bị hạ bệ tại phòng vé Bắc Mỹ và tuần thứ ba liên tiếp chiếm ngôi đầu tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, thất bại của Ben-Hur đã được dự đoán từ giữa tuần trước và thị trường Bắc Mỹ luôn có các đơn vị chuyên đo lường doanh thu một bộ phim từ trước khi nó ra rạp. Mọi con số đều là công khai, và kết quả cuối cùng được đăng tải trên trang BoxOfficeMojo.com để tất cả có thể cùng tham khảo.
Sau đó, người ta có thể thoải mái mổ xẻ nguyên nhân thất bại của các bộ phim, và Ben-Hur cũng chẳng phải ngoại lệ gì khi các chuyên gia hiện lao vào phân tích xem làm sao mà bom tấn sử thi lại đang phải hứng chịu kết quả tệ hại như thế.
Tính minh bạch còn thiếu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, con số doanh thu dành cho mỗi tác phẩm điện ảnh luôn là ẩn số. Chỉ khi một bộ phim ăn khách, nhà phát hành mới thường tung ra thông cáo báo chí và công bố kết quả. Còn khi phim chìm nghỉm, thật khó để xác định doanh thu thực sự của nó là bao nhiêu.
Tính công khai và chính xác tại phòng vé Việt đến giờ vẫn chỉ là dấu hỏi lớn. Ngay cả với CGV, họ thường công bố đâu là top 3 phim ăn khách nhất tuần tại chuỗi cụm rạp của mình trên trang Facebook chính thức. Nhưng doanh thu cụ thể là bao nhiêu, hay số lượt vé bán ra chính xác là thế nào, thì không được đăng tải kèm.
Bảng xếp hạng phòng vé cuối tuần tại riêng CGV chỉ giản đơn như thế này.
Đối với các bộ phim Việt Nam, đi tìm sự thật càng khó hơn. Với những tác phẩm ăn khách hẳn, như Để Mai tính 2 (2014), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) hay Em là bà nội của anh (2015), đơn vị phát hành có thể tự tin công bố kết quả.
Nhưng với các bộ phim có chất lượng kém hơn, rất khó để tìm ra con số chính xác. Những thông tin kiểu như Nữ đại gia (2016) của Nguyễn Cao Kỳ Duyên chỉ thu nổi hơn 3 tỷ đồng, rốt cuộc cũng chỉ đến từ hành lang, không được bất cứ đơn vị nào liên quan đứng lên xác nhận.
Hay đến giờ người ta cũng không thể biết chính xác Fan cuồng của bộ đôi Charlie Nguyễn - Thái Hòa mới thu được bao nhiêu, và họ đã có bước thụt lùi tại phòng vé lớn tới thế nào nếu so với Tèo em (2013) và Để Mai tính 2 (2014).
Thấy gì từ doanh thu “khủng” của Tấm Cám: Chuyện chưa kể
Trong khoảng gần hai tuần qua, Tấm Cám: Chuyện chưa kể là chủ đề điện ảnh nóng bỏng trên các diễn đàn và mạng xã hội. Câu chuyện bắt nguồn từ việc đơn vị phát hành BHD và CJ CGV Việt Nam không đạt được thỏa thuận, và hậu quả là bộ phim của Ngô Thanh Vân không có mặt tại chuỗi rạp lớn nhất Việt Nam.
Hãng BHD ra thông cáo báo chí khẳng định muốn đối tác tránh có những hiểu lầm có thể gây ra thiệt hại cho hai bên quanh chuyện phát hành phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.
Tranh cãi xảy ra khi “đả nữ” bật khóc tại buổi họp báo ra mắt phim ở TP. HCM trong chiều 17/8. Sau đó, BHD và CGV liên tục tung ra các thông cáo báo chí, đưa ra lý lẽ của họ và đẩy công chúng vào cuộc cãi vã bất tận: phải chăng CGV đã có hành động chèn ép phim Việt? Hay tất cả rốt cuộc chỉ là một thương vụ làm ăn bất thành mà ở đó chuyện “thuận mua vừa bán” đã không diễn ra?
Dù thế nào, hiệu ứng từ câu chuyện đem lại cũng khiến người ta tò mò hơn về Tấm Cám: Chuyện chưa kể. Trong ngày 22/8, hãng BHD thông báo: “Sau ba ngày trình chiếu, doanh thu của bộ phim là 21.819.880.000 đồng, tương đương với lượt người xem trên toàn quốc là 288.432 lượt”.
Không có mặt tại chuỗi cụm rạp CGV, nhưng bộ phim giả tưởng dựa trên câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” của Ngô Thanh Vân vẫn đạt doanh thu ngoài mong đợi sau ba ngày ra rạp.
Và nhiều người cảm thấy giật mình khi thấy Tấm Cám: Chuyện chưa kể suýt chút nữa đã cán mốc 1 triệu USD tại Việt Nam chỉ sau ba ngày chiếu, bất chấp không có sự hỗ trợ từ CGV.
Ở đây, còn có một yếu tố nữa đáng quan tâm liên quan tới doanh thu của Tấm Cám: số suất chiếu. BHD không đưa ra con số chính xác, mà chỉ nói rằng số suất dành cho bộ phim cứ thế tăng dần: hơn 700 vào ngày 19/8, hơn 800 vào ngày 20/8 và hơn 900 vào ngày 21/8.
Kể từ lúc cả Việt Nam chỉ có đúng hai phòng chiếu 3D để chiếu Avatar vào tháng 12/2009, ngành công nghiệp chiếu rạp của chúng ta đã tiến một bước rất dài. Số lượng rạp chiếu phim cứ thế tăng lên mạnh mẽ qua từng năm, và một trong những đơn vị tăng trưởng nhanh nhất hẳn là Lotte Cinema.
Không tập trung vào các thành phố lớn, Lotte chủ trương mở rạp ở các tỉnh thành nhỏ hơn - những nơi luôn chuộng phim Việt Nam bởi khán giả tại đó vẫn còn “ngại” đọc phụ đề. Và số suất chiếu như thế dành cho Tấm Cám: Chuyện chưa kể là điều hoàn toàn khả thi.
Từ số liệu mà BHD đưa ra, có thể thấy tốc độ bán vé của Tấm Cám: Chuyện chưa
kể hoàn toàn không kém gì những bom tấn hàng đầu Hollywood. Ảnh: BHD
Tạm coi số lượng suất chiếu trung bình dành cho bộ phim của Ngô Thanh Vân trong ba ngày đầu tiên là 800 suất/ngày, như thế Tấm Cám: Chuyện chưa kể đã có 2.400 suất chiếu trong kỳ nghỉ cuối tuần qua.kể hoàn toàn không kém gì những bom tấn hàng đầu Hollywood. Ảnh: BHD
Dựa trên số tiền và lượng khán giả mà BHD đưa ra, chúng ta có thể rút ra con số sau: mỗi suất chiếu của Tấm Cám thu hơn 8,55 triệu đồng, với giá vé trung bình 75.000 đồng/vé.
Điều đáng nói ở đây là lượng khán giả trung bình dành cho mỗi suất chiếu nếu tính ra là 121 người, với giờ chiếu trải dài từ 9 giờ sáng hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau trên khắp cả nước.
Có thể thấy tốc độ bán vé của Tấm Cám: Chuyện chưa kể lúc này sánh ngang Fast & Furious 7 (2015) - một bom tấn do CGV phát hành và có mặt tại tất cả các cụm rạp.
Hồi tháng 4/2015, trong ba ngày đầu ra rạp, bộ phim hành động tốc độ của Vin Diesel thu về tới 1,73 triệu USD, tức tương đương 38,6 tỷ đồng. Đến giờ, Fast & Furious 7 vẫn là tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất tại Việt Nam khi cán đích ở mức hơn 110 tỷ đồng.
Tác phẩm kinh dị mang đề tài xác sống của điện ảnh xứ kim chi thu được 30 tỷ đồng sau gần 10 ngày trình chiếu.
Mới nhất, đơn vị phát hành Galaxy thông báo Train to Busan - bộ phim kinh dị mang đề tài xác sống của Hàn Quốc mới chạm mốc 30 tỷ đồng sau 10 ngày trình chiếu (từ 12/8). Đây cũng là một tác phẩm điện ảnh được công chúng Việt quan tâm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, và có mặt tại cả CGV lẫn nhiều chuỗi rạp khác.
Trước mỗi thông tin đưa ra, khán giả có quyền được hoài nghi. Nhưng rốt cuộc, đến giờ thì hoài nghi vẫn chỉ là hoài nghi. Không ai có thể xác minh tất cả những con số của Tấm Cám: Chuyện chưa kể, nên hãy cứ tạm chúc mừng Ngô Thanh Vân và BHD đã.
Theo Zing
-
31 phút trước“Hidden Face” có tài tử Song Seung Hun đóng chính vượt mốc một triệu lượt người xem, trở thành bộ phim 19+ Hàn Quốc ăn khách nhất trong 5 năm.
-
1 giờ trướcPhim "Mẹ lao công học yêu" vừa lên sóng đã bị chỉ trích vì tình tiết đạo nhái phim Trung Quốc. Khán giả chê lời thoại của phim sến sẩm, gượng gạo, ê-kíp cố làm phim thảm họa để câu tương tác.
-
3 giờ trướcChuyện gì mà khiến Trấn Thành phải vào "check var" ngay thế này?
-
13 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
17 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
23 giờ trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
1 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
1 ngày trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
1 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
2 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
-
2 ngày trướcTrấn Thành chính thức nhắc đến tin đồn Negav bị cắt vai, không còn được xuất hiện trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ".
-
2 ngày trướcTừng được mệnh danh là mỹ nam màn ảnh nhưng Lý Dịch Phong đã bỏ bê chăm chút khiến ngoại hình sa sút thấy rõ.
-
2 ngày trướcThời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
-
2 ngày trướcPhim với tựa đề "Công tử Bạc Liêu" nhưng lại xây dựng nhân vật mang những cái tên hư cấu, hời hợt về chiều sâu giá trị tác phẩm thông qua những thước phim.
Tin tức mới nhất
-
31 phút trước
-
3 giờ trước