Căn bệnh gây tử vong cực cao, nhiều người mắc khó sống nổi 5 năm

Ung thư thực quản rất nguy hiểm. Nó được xếp vào 1 trong 10 bệnh ung thư gây tử vong cao nhất với số người chết hàng năm là 66.695 nạn nhân.

1. Đề phòng triệu chứng khó nuốt

Ung thư thực quản là một dạng ung thư đường tiêu hóa bắt nguồn từ những tế bào nằm ở thực quản (là ống dẫn thức ăn từ họng xuống dạ dày) và thường diễn ra ở vùng hạ của thực quản.

Ung thư thực quản rất nguy hiểm. Nó được xếp vào 1 trong 10 bệnh ung thư gây tử vong cao nhất với số người chết hàng năm là 66.695 nạn nhân.

Ung thư thực quản thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người uống nhiều rượu, hút thuốc lá... Bệnh thường có những triệu chứng lâm sàng dễ nhầm với các bệnh tiêu hóa khác nên bệnh nhân thường đến khám muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Dấu hiệu đầu tiền của bệnh ung thư thực quản là người bệnh thường cảm thấy khó nuốt, cảm giác như thức ăn dính vào thực quản.

Khó nuốt chính là triệu chứng điển hình của ung thư thực quản. Vì vậy khi cảm thấy mình có cảm giác khó nuốt bạn nên nghĩ đến căn bệnh nguy hiểm này và cần tiến hành những biện pháp y tế để kiểm tra ngay.

Khó nuốt là triệu chứng đầu tiên của ung thư thực quản (Ảnh minh họa)
Khó nuốt là triệu chứng đầu tiên của ung thư thực quản (Ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân gây ung thư thực quản:

Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư thực quản. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra một số yếu tố mang tính nguy cơ cao cho căn bệnh này:

- Do chế độ ăn uống: Rượu và thuốc lá là tác nhân hàng đầu của căn bệnh ung thư thực quản. Những người nghiện rượu và hút thuốc có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.

Ngoài ra, một chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả và chất xơ, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nitrit và nitrat (là nguồn sinh ra nitrosamin-chất gây ung thư) cũng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

- Do các yếu tố nhiễm khuẩn như vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm (Geotrichum Candidum, Fusarium)...

- Do những tổn thương trong thực quản như vết sẹo bỏng thực quản ở những người hay ăn uống thực phẩm quá nóng, viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh co thắt tâm vị, lạc chỗ niêm mạc dạ dày vào thực quản... cũng là nguy cơ gây nên bệnh.

- Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao hơn người bình thường.

- Những yếu tố tuổi và giới: Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn đến 80% so với nữ giới và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

3. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư thực quản:

- Nuốt khó: Đây là triệu chứng thường gặp nhất.

Lúc đầu người bệnh cảm thấy khó nuốt khi ăn thức ăn đặc, không có cảm giác đau.

Sau đó cảm giác này xuất hiện ngay cả khi người bệnh ăn những thức ăn lỏng, càng ngày càng tăng dần và có cảm giác đau.

Khi khối u lan rộng thì nuốt nước cũng thấy đau.

- Chảy nhiều nước bọt kèm hơi thở hôi.

- Cảm giác khó chịu sau vùng xương ức, thở khó, khàn giọng, ho khan, khạc đờm.

- Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, nấc: Triệu chứng nôn sẽ xuất hiện sớm nếu vị trí ung thư ở cao. Nếu vị trí ung thư ở đoạn thấp của thực quản thì triệu chứng nôn xuất hiện muộn.

- Sút cân: Bệnh nhân thường sút cân do chán ăn và khó nuốt và có thể rơi vào tình trạng mất nước, suy kiệt.

Hình ảnh nội soi ung thư thực quản (Ảnh minh họa)
Hình ảnh nội soi ung thư thực quản (Ảnh minh họa)

4. Sự nguy hiểm của ung thư thực quản:

Ung thư thực quản đứng thứ 10 trong 10 căn bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất.

Tỷ lệ sống thêm của căn bệnh ung thư thực quản trước đây khá thấp, chỉ khoảng 15 - 20% bệnh nhân sống thêm được 5 năm. Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân sống thêm được 5 năm đã tăng lên 50% nếu phát hiện sớm, 39% khi ung thư chưa lan rộng.

Trong trường hợp ung thư đã xâm lấn, lây lan sang các bộ phận bên cạnh, tỉ lệ sống 5 năm của người bệnh giảm xuống còn 21%. Khi bệnh di căn, con số này chỉ còn 4%.

Bởi vậy, việc phát hiện ra những triệu chứng sớm của bệnh là vô cùng quan trọng để tạo thêm cơ hội sống cho người bệnh.

5. Phòng bệnh ung thư thực quản:


- Không hút thuốc

- Giảm uống rượu

- Kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý ở thực quản

- Xây dựng chế độ ăn nhiều rau của quả, nhiều chất xơ

- Bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết như vitamin A, B2, C, E, selen...

Theo Đại Lộ

Tin tức mới nhất