Món ăn bị cấm vì độ tàn nhẫn nhưng giới quý tộc vẫn săn lùng
Bất chấp việc bị cấm ở nhiều quốc gia, vẫn có rất nhiều người muốn thưởng thức và tìm mua bằng mọi cách.
Gan ngỗng béo (foie gras) được biết đến là món ăn tinh tế, đẳng cấp và là niềm tự hào của ẩm thực Pháp. Món ăn này thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới.
Trong tiếng Pháp, “foie gras” có nghĩa là gan béo. Phần gan này không lấy từ ngỗng bình thường mà phải từ những con ngỗng đực được vỗ béo. Tuy nhiên ngày nay người ta có thể dùng cả gan ngỗng hoặc vịt đực.
Gan ngỗng vỗ béo mang hương vị thanh tao, béo nhẹ, kết cấu mềm mịn như lụa thay vì đặc ngấy, khô cứng như gan thông thường. Cùng với đó, Foie gras đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ thuật chế biến cao mới có thể làm ra món ăn xứng tầm hương vị.
Người ta thường áp chảo gan ngỗng béo tươi hoặc làm patê, ăn cùng bánh mì lát sấy khô, thêm hoa quả chua ngọt kích thích vị giác.
Những bộ gan ngỗng béo ngậy là nguyên liệu để chế biến các món ăn cao cấp. Ảnh: Newsweek.
Tuy nhiên để có vị béo "danh bất hư truyền" đó, những con ngỗng được nuôi để lấy gan phải trải qua khoảng thời gian kinh hoàng.
Sự tàn khốc trước tiên đến từ cách người ta vỗ béo ngỗng. Để có miếng gan béo, 3 lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn.
Việc ép ăn khiến gan của những con ngỗng này phình ra gấp 10 lần kích thước bình thường. Nhiều con gặp khó khăn trong việc đứng bởi phần gan căng cứng làm bụng của chúng biến dạng. Chưa kể, cân nặng quá lớn sẽ gây căng thẳng, khiến ngỗng "điên cuồng" rỉa lông thậm chí tấn công lẫn nhau.
Những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình. Chúng cũng không được tắm rửa bằng cách vầy nước như tập tính vốn có nên cơ thể bị bao phủ bởi một lớp dầu - vốn là thứ giữ cho bộ lông của ngỗng không thấm nước.
Một phóng viên của Newsweek đã có cơ hội đến thăm trang trại của một nhà máy gan ngỗng, mô tả những con ngỗng trông "bơ phờ" và "thường bị què vì nhiễm trùng chân do đứng trên tấm lưới kim loại trong chuồng nuôi".
Các vấn đề sức khỏe phổ biến khác là tổn thương thực quản, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, căng thẳng do nhiệt, tổn thương và gãy xương ức. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.
Với điều kiện vệ sinh kém, chế độ ăn "tàn nhẫn" mà lại không được "thư giãn" như bản năng vốn có nên những chú ngỗng này càng căng thẳng hơn. Và hệ quả là chúng... càng vẫy vùng, tự làm tổn thương bản thân mình hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, những con ngỗng vỗ béo có tỉ lệ chết cao gấp 20 lần so với ngỗng không bị ép ăn.
Bên cạnh đó, vì gan ngỗng chỉ được làm từ gan của những con đực, nên ngỗng cái trở nên vô dụng đối với ngành công nghiệp này. Ước tính mỗi năm ở Pháp, có hơn 40 triệu con ngỗng cái bị ném vào máy xay sống làm phân bón hoặc thức ăn cho mèo.
Theo tổ chức bảo vệ động vật Farm Sanctuary, nước Pháp sản xuất và tiêu thụ 75% món Foie gras trên thế giới, tương đương khoảng 24 triệu con vịt và nửa triệu con ngỗng mỗi năm. Mỹ và Canada cũng tra tấn khoảng 500.000 con mỗi năm để làm món Foie gras.
Một cuộc điều tra của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA tại Hudson Valley Foie Gras ở New York cho thấy, một công nhân sẽ ép 500 con ngỗng ăn mỗi ngày. Con số đó cho thấy họ thường đối xử thô bạo với những con ngỗng và khiến chúng bị thương, đau đớn. Nhiều con bị chết vì nội tạng bị vỡ do bị cho ăn quá nhiều.
Một công nhân nói với điều tra viên của PETA rằng, anh ta có thể sờ thấy những cục giống như khối u do bị ép ăn trong cổ họng của một số con ngỗng. Nhiều con thì bị vết thương ở cổ do giòi cắn nghiêm trọng đến nỗi nước tràn ra ngoài khi chúng uống.
Một cuộc điều tra khác của PETA tại Thung lũng Hudson vào năm 2013 còn tiết lộ, trước thời kỳ ép ăn, hàng nghìn con ngỗng con đã bị nhồi nhét vào những cái chuồng giống như nhà kho.
Điều tra viên của PETA đã thấy các công nhân kéo cổ ngỗng dọc theo sàn và kẹp chúng vào giữa hai chân trước khi cho các ống dẫn truyền bằng kim loại xuống cổ họng của chúng.
Theo tính toán của Thung lũng Hudson, hằng năm, có khoảng 15.000 con ngỗng trong trang trại chết trước khi được giết mổ. Mỗi tuần, có tới 5.000 lá gan được lấy từ ngỗng chết bệnh.
Quy trình sản xuất gan ngỗng tàn nhẫn đến nỗi năm 2012, bang California (Mỹ) chính thức ban hành luật cấm bán và tiêu thụ Foie gras.
Việc vỗ béo tàn nhẫn cũng bị coi là phạm pháp tại các nước như Áo, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Australia, Ấn Độ, Isarel, Italy, Luxembourg, Nauy, Phần Lan, Nam Phi, Thụy Điển.
Trong khi các tổ chức bảo vệ động vật hoan nghênh các lệnh cấm, giới đầu bếp lại ra sức bảo vệ sự phát triển của ẩm thực - cụ thể là món gan ngỗng vỗ béo. Cuộc chiến giữa một bên là nhà bảo vệ quyền lợi động vật, một bên là giới đầu bếp là cuộc chiến có lẽ sẽ khó có hồi kết.
Theo Người Đưa Tin
-
43 phút trước“Đây là lần đầu tiên tôi được xem trò bịt mắt bắt vịt ở giữa thành phố, cười đau cả bụng. Những lễ hội như thế này không chỉ mang lại tiếng cười mà còn giao lưu, kết nối mọi người trong khu dân cư lại gần nhau hơn”
-
1 giờ trướcKhi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
-
2 giờ trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
-
3 giờ trướcCuối tuần qua, khoảng 26.000 lượt du khách đổ về Vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa dã quỳ, săn biển mây. Dòng người nối đuôi nhau tạo cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
-
22 giờ trướcChuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam.
-
1 ngày trướcMón cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”.
-
1 ngày trướcSáng 16/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lại lâm vào cảnh quá tải sau 3 tuần mở cửa miễn phí. Nhiều trẻ nhỏ sờ, nghịch hiện vật mà không được người lớn đi cùng ngăn cản.
-
1 ngày trướcHoa tươi mang lại cảm giác thư thái, tạo ra những giá trị tinh thần cho con người. Đa phần các loài hoa được trưng trong nhà thường lành tính. Tuy nhiên, số ít trong đó lại có độc nhưng không phải ai cũng biết.
-
2 ngày trướcTrung Quốc sắp tổ chức tour du lịch khổ sai để người tham gia mặc áo tù nhân, chân tay đeo xiềng xích và cùm gông ở cổ giống như các tù nhân bị lưu đày thời xưa ở Ninh Cổ Tháp. Tuy nhiên, việc này đang gây ra không ít tranh cãi.
-
2 ngày trướcRau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
-
2 ngày trướcTập 3 của "Siêu bánh" mùa 2 giới thiệu những chiếc bánh ngọt được làm từ các nguyên liệu có vị đắng như socola, lá tim sen, vỏ bưởi, hạt bạch quả, trái khổ qua.
-
2 ngày trướcĐể thu hút khách hàng, nhà tang lễ 120 năm tuổi ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ nằm quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.
-
2 ngày trướcẨn sâu bên dưới căn nhà xiêu vẹo ở Windsor là một đường hầm, nơi chứng kiến chuyện tình lén lút của vua Charles II với nàng Nell Gwyn xinh đẹp và phóng khoáng.
-
2 ngày trướcAo nước của một hộ dân ở Thanh Hóa đang thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người vì luôn mát về mùa hè, ấm nóng về mùa đông và chỉ có một loài cá sống được.
-
3 ngày trướcQuả rừng này nhìn giống xoài nhưng vỏ màu tím, ruột trắng mềm, sánh mịn như thạch xen lẫn nhiều hạt đen.
-
3 ngày trướcCác bài thuốc dân gian từ thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm đường hô hấp, giải cảm, tăng cường miễn dịch.
-
3 ngày trướcĐậu phụ là nguyên liệu có thể chế biến nhiều món ngon từ món chiên, xào, kho… Đặc biệt, đậu phụ rán là món ăn được nhiều gia đình yêu thích bởi hương vị thơm ngon, khó cưỡng.
-
3 ngày trướcĐể đỡ căng thẳng vì phải lựa chọn, Kita ăn theo một thực đơn cố định trong 15 năm qua: Hạt và mỳ vào bữa sáng, ức gà vào bữa trưa và thịt lợn xào giá đỗ vào bữa tối.
-
3 ngày trướcGọi là bún sung nhưng thực ra là bún riêu cua tóp mỡ ăn kèm sung muối. Một bát bún đầy đặn, bắt mắt có giá 10 nghìn đồng.
-
3 ngày trướcMột du khách tử vong và 4 người khác bị thương khá nghiêm trọng sau khi sàn cầu gỗ Phú Mỹ trên đài quan sát ở làng Sơn Mai, thị trấn A Lý Sơn, huyện Gia Nghĩa ở Đài Loan - Trung Quốc bị sập.
Tin tức mới nhất
-
43 phút trước
-
55 phút trước
Hay nhất 2sao
-
-
6 ngày trước