Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn
Hủ tiếu dê, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu phá lấu hay hủ tiếu bột lọc là những món ăn lạ miệng nhưng ngon hết xảy ở nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ - Sài Gòn.
Hủ tiếu dê
Hủ tiếu dê là một trong những món ăn không quá phổ biến ở Sài Gòn, tuy nhiên theo thực khách sành ăn, việc đổi vị từ các loại tiếu quen thuộc sang hủ tiếu dê vẫn cho cảm giác lạ miệng thú vị.
Thịt dê cho món hủ tiếu thường được cắt cục to hơn ngón tay cái, thịt phải có cả da được thui vàng mới là miếng thịt hoàn hảo. Ngoài thịt, mắt, nội tạng, lưỡi, pín, ngầu... đều được sử dụng và được nhiều thực khách ưa thích.
Ở Sài Gòn, tìm được quán bán hủ tiếu dê cũng không dễ dàng, chỗ bán đếm không đủ một bàn tay.
Hủ tiếu dê là món lạ miệng ở Sài Gòn. Ảnh: I.T
Để có một tô hủ tiếu dê thơm, ngon và đậm vị, mùi khó chịu của thịt dê phải được xử lý ngay ở khâu chế biến với rượu, dấm… Sau khi xử lý, thịt được ướp với hàng loạt gia vị bí truyền vài giờ. Cuối cùng hầm thịt trên lửa lớn trong 10 tiếng. Thành phẩm là nước dùng có màu cánh gián, nửa giống cà ri, nửa giống bò kho thoang thoảng mùi sa tế.
Không chỉ chế biến, khâu dọn cho người dùng cũng cầu kỳ không kém. Hủ tiếu phải chọn loại tươi, trụng với nước nóng, cho vào tô, chan lên ít nước dùng. Thịt dê phải để riêng, nếu để chung, nhiệt độ của thịt dê sẽ khiến hủ tiếu bị bở và ngược lại.
Địa chỉ: 62D Xóm Đất, P. 8, Q. 11; 71 Nguyễn Kim, Q.10.
Hủ tiếu sa tế
Sa tế là hỗn hợp phụ gia của người dân Mã Lai gốc Ấn, khi du nhập vào Sài Gòn, các đầu bếp người Hoa đã khéo léo cân chỉnh, gia giảm một số gia vị cơ bản nhằm hãm bớt mùi hồi nồng đặc trưng cũng như vị cay xé lưỡi, đồng thời phối trộn thêm một số gia vị khác để hình thành một phiên bản sa tế rất riêng của Sài Gòn.
Hủ tiếu sa tế có mùi thơm của nhiều loại gia vị khác nhau. Ảnh: Foody
Món hấp dẫn nhất của sa tế Sài Gòn có thể kể đến tô hủ tiếu sa tế nóng hổi cùng mùi thơm phức lan tỏa từ nồi nước sa tế nghi ngút khói nấu bằng bột đậu phộng cùng thật nhiều gia vị đăc trưng như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, quế chi, cà ri, nghệ...
Món ăn hấp dẫn này gần như Sài Gòn mới có bán với số lượng quán không nhiều (khoảng 10 quán), thường là ở các quận 5, quận 6 hay quận 11.
Nước lèo của hủ tiếu sa tế ngoài vị ngọt thanh của xương hầm còn là sự phối hợp khéo léo của hơn 20 loại gia vị khác nhau. Nhờ vậy, nó mang đủ vị chua, cay, béo, mặn, ngọt.
Hủ tiếu sa tế thường được nấu với thịt nai hay thịt bò, đôi khi là lòng heo. Song thường thấy và được đánh giá cao nhất là hủ tiếu sa tế nai – loại thịt có vị ngọt vượt trội.
Địa chỉ: Hủ tiếu Vân Ký, 144 Cao Văn Lầu, P.2, Q.6; 9 Dương Đình Nghệ, P.8, Q.11; 52 Ngô Đức Kế, P.Bến Nghé, Q.1.
Hủ tiếu bột lọc
Nếu như bánh hủ tiếu thường làm bằng bột gạo thì hủ tiếu bột lọc được làm bằng bột lọc. Do đó cọng hủ tiếu không có dáng thanh mảnh thường thấy mà vuông vức, rất dễ gắp. Khi nấu chín, hủ tiếu có độ dai mềm riêng. Độ dai khiến thực khách dù ăn no vẫn thòm thèm.
Hiện, Sài Gòn có hai quán kinh doanh hủ tiếu bột lọc. Một là hủ tiếu cật trên đường Trương Định. Một là hủ tiếu sườn Vĩnh Long trên đường Phạm Viết Chánh.
Địa chỉ: 11 Phạm Viết Chánh, Q.1 và 62 Trương Định Q.1.
Hủ tiếu phá lấu
Hủ tiếu phá lấu là sự kết hợp giữa cái ngon của phần nước sốt đặc sánh hòa quyện vị ngọt của nước hầm nội tạng, nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương, cái dai mềm của những cọng hủ tíu cùng phần “cái” đầy đủ với gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía…
Hủ tiếu phá lấu phong cách Việt có ba dòng. Loại thứ nhất là dùng nước lèo của phá lấu và nêm nếm theo cách của người bán. Loại hai, nước phá lấu có nấu chung với nước dừa. Cuối cùng là dùng nước lèo (như nước để nấu mì, hủ tíu) rồi cắt phá lấu vào.
Cả ba dòng hủ tiếu này thường có mặt quanh các trường của Sài Gòn. Giá một tô dao động từ 25.000 - 30.000 đồng.
Địa chỉ: 26 Đình Hòa, P. 13, Q.8; 51 Phan Văn Trị, Q.5.
Theo Dân Việt
-
37 phút trướcCông viên điêu khắc dưới nước ở Vịnh Molinere của Grenada là một trong những điểm tham quan dưới nước nổi tiếng thế giới.
-
1 giờ trướcMột thủy cung tại Trung Quốc trưng bày robot cá nhám voi thay cho cá thật, khiến nhiều du khách tức giận cho rằng mình bị lừa, đòi lại tiền vé.
-
3 giờ trước“Đây là lần đầu tiên tôi được xem trò bịt mắt bắt vịt ở giữa thành phố, cười đau cả bụng. Những lễ hội như thế này không chỉ mang lại tiếng cười mà còn giao lưu, kết nối mọi người trong khu dân cư lại gần nhau hơn”
-
4 giờ trướcKhi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
-
5 giờ trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
-
6 giờ trướcCuối tuần qua, khoảng 26.000 lượt du khách đổ về Vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa dã quỳ, săn biển mây. Dòng người nối đuôi nhau tạo cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
-
1 ngày trướcChuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam.
-
1 ngày trướcMón cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”.
-
2 ngày trướcSáng 16/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lại lâm vào cảnh quá tải sau 3 tuần mở cửa miễn phí. Nhiều trẻ nhỏ sờ, nghịch hiện vật mà không được người lớn đi cùng ngăn cản.
-
2 ngày trướcHoa tươi mang lại cảm giác thư thái, tạo ra những giá trị tinh thần cho con người. Đa phần các loài hoa được trưng trong nhà thường lành tính. Tuy nhiên, số ít trong đó lại có độc nhưng không phải ai cũng biết.
-
2 ngày trướcTrung Quốc sắp tổ chức tour du lịch khổ sai để người tham gia mặc áo tù nhân, chân tay đeo xiềng xích và cùm gông ở cổ giống như các tù nhân bị lưu đày thời xưa ở Ninh Cổ Tháp. Tuy nhiên, việc này đang gây ra không ít tranh cãi.
-
2 ngày trướcRau mùi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...
-
2 ngày trướcTập 3 của "Siêu bánh" mùa 2 giới thiệu những chiếc bánh ngọt được làm từ các nguyên liệu có vị đắng như socola, lá tim sen, vỏ bưởi, hạt bạch quả, trái khổ qua.
-
2 ngày trướcĐể thu hút khách hàng, nhà tang lễ 120 năm tuổi ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ nằm quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.
-
2 ngày trướcẨn sâu bên dưới căn nhà xiêu vẹo ở Windsor là một đường hầm, nơi chứng kiến chuyện tình lén lút của vua Charles II với nàng Nell Gwyn xinh đẹp và phóng khoáng.
-
3 ngày trướcAo nước của một hộ dân ở Thanh Hóa đang thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người vì luôn mát về mùa hè, ấm nóng về mùa đông và chỉ có một loài cá sống được.
-
3 ngày trướcQuả rừng này nhìn giống xoài nhưng vỏ màu tím, ruột trắng mềm, sánh mịn như thạch xen lẫn nhiều hạt đen.
-
3 ngày trướcCác bài thuốc dân gian từ thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm đường hô hấp, giải cảm, tăng cường miễn dịch.
-
3 ngày trướcĐậu phụ là nguyên liệu có thể chế biến nhiều món ngon từ món chiên, xào, kho… Đặc biệt, đậu phụ rán là món ăn được nhiều gia đình yêu thích bởi hương vị thơm ngon, khó cưỡng.
-
3 ngày trướcĐể đỡ căng thẳng vì phải lựa chọn, Kita ăn theo một thực đơn cố định trong 15 năm qua: Hạt và mỳ vào bữa sáng, ức gà vào bữa trưa và thịt lợn xào giá đỗ vào bữa tối.
Tin tức mới nhất
-
17 phút trước
-
37 phút trước
Hay nhất 2sao
-
-
6 ngày trước