Những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu ở Việt Nam (Phần 4)
(2sao) – Sau Thái Thanh, Thu Minh, Mỹ Như, Lê Dung, Siu Black, Khánh Linh, Thùy Chi... thì các ca sĩ sau cũng là những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu ở Việt Nam.
Trong opera và nhạc cổ điển, nữ cao trữ tình (lirico soprano) được định nghĩa là một loại giọng nữ cao ấm áp, có độ sáng, giàu âm sắc, âm khu trung đầy đặn, bay bổng, mềm mại, thường thể hiện vai những người phụ nữ hiền lành, yếu mềm.
Có hai loại nữ cao trữ tình là full lirico soprano (nữ cao trữ tình đầy đặn) và light lirico soprano (nữ cao trữ tình mảnh).
Đặc trưng của full lirico soprano là âm sắc đầy đặn, có độ dày, khỏe, legato (hát liền note) phát triển với full voice (hát toàn giọng), có khả năng điều chỉnh âm lượng vừa phải trên quãng cao, âm lượng chắc chắn ở những quãng hát dài hơi. Điển hình cho loại giọng này là Lara Fabian, Celine Dion, Montserrat Caballe, Renee Fleming.
Điển hình của full lirico soprano trong opera là Montserrat Caballe với chất giọng đẹp như pha lê, mềm mại, ấm áp, legato uyển chuyển, hát nhỏ tiếng bậc thầy, nhưng cũng lên được những note cao uy lực, mạnh mẽ.
Lara Fabian là điển hình của full lirico soprano trong nhạc đại chúng với quãng trung phát triển, legato mượt mà, chất giọng ấm áp, mềm mại.
Đặc trưng của light lirico soprano là âm sắc mảnh, sáng, có khả năng chuyển giọng và pha giọng nhanh chóng, thực hiện kĩ thuật hoa mĩ dễ dàng hơn. Điển hình cho loại giọng này là Cyndi Lauper, Christina Aguilera, SoHyang, Kathleen Battle, Leona Lewis, Mirella Freni.
SoHyang là một điển hình của light lirico soprano trong nhạc đại chúng, với âm sắc mảnh, sáng, mềm, khả năng chuyển giọng và thực hiện kĩ thuật hoa mĩ rất linh hoạt, nhưng kém phát triển ở quãng trung. Với cấu tạo bộ máy phát âm đặc biệt, có thể belt mixed voice (giọng pha) lên những note cao với tính chất của spinto soprano (nữ cao trữ tình kịch tính), khác với nhiều light lirico soprano thông thường.
Nữ cao trữ tình là loại giọng phổ biến thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, có vô số giọng nữ cao trữ tình, nhưng sau đây là một số ca sĩ điển hình nhất.
Ngọc Lan
Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có ca sĩ nào dù đã qua đời hơn chục năm mà vẫn thu hút được nhiều người hâm mộ như Ngọc Lan. Fanclub của cô vẫn tồn tại trong rất nhiều năm qua, hoạt động một cách lặng lẽ nhưng bền vững.
Xuất hiện và nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc ngay từ những năm đầu thập niên 80, đi qua suốt hai mươi năm chặng đường ca hát, với một gia tài đồ sộ chừng 800 ca khúc thu âm, Ngọc Lan đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm lên nền nhạc trữ tình đương đại Việt Nam. Không màu mè, không khoa trương, cô giống như một bóng hồng lướt qua lâu đài âm nhạc, tặng lại cho đời một thanh sắc khó phai, cái mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng nói: "Ngọc Lan đã tạo ra một trường phái mang tên Ngọc Lan", ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này.
Chất buồn là một trong những khuynh hướng riêng mà Ngọc Lan phát triển cho âm nhạc của mình, đúng với phong cách "Tiểu thư buồn" cô mang. Ngọc Lan hát rất buồn, cái buồn trở thành bản chất cố hữu trong giọng hát, cách hát của cô, nên dù có hát những giai điệu uptempo vui tươi, nhanh mạnh thế nào thì vẫn cứ man mác buồn. Và, để cái buồn không bị sến, mà vẫn sang, Ngọc Lan đã khéo léo nhả chữ nhẹ nhàng, ấm áp, luyến vô cùng nhẹ, tạo nên sự mong manh, yếu đuối, cần được chở che.
Ngọc Lan là một trong số ít nghệ sĩ nữ biết phát huy phẩm chất giới tính của mình vào nghệ thuật, dùng nó để phát triển lối hát mới - lối "hát điệu", rất phù hợp với những giọng light lirico soprano sáng nhẹ. Quả thực mà nói, hiếm có ca sĩ nào hát điệu đà như Ngọc Lan, ngọt như rót mật vào tai, mềm đến tận xương tủy.
Ca sĩ nữ ai cũng có thể hát điệu, nhưng không phải ai cũng điệu một cách hấp dẫn và văn minh như Ngọc Lan. Điệu mà làm quá mức, hoặc không biết kiểm soát giọng hát của mình, không biết cân bằng liều lượng của cái điệu ấy, không biết để nó vào chỗ nào thì dễ dàng bị lố, phản cảm, nói một cách dân giã là "điệu chảy nước". Nhưng Ngọc Lan thì không thế, cái điệu của cô được kiểm soát kĩ trong giọng hát và dồn nhiều kĩ thuật, giúp cho giọng hát của cô tự nhiên hơn, ngọt ngào hơn, cảm xúc hơn, như đang tự sự một câu chuyện tình vậy. Thậm chí, lối hát điệu này còn giúp cô bật được chất sáng trong âm sắc giọng nữ cao trữ tình của mình lên.
Sở hữu chất giọng light lirico soprano cao, bay, nhưng Ngọc Lan lại chọn cho mình cách hát nhẹ nhàng, hướng nội, dồn kĩ thuật vào trong và ẩn giấu nó đi, để biến những câu hát trở nên tự nhiên, mượt mà nhất. Cô thường nhả chữ kèm theo head voice, falsetto sáng nhẹ, hoặc light mixed (một kĩ thuật hát pha làm giọng trở nên bay, sáng, nhẹ, đối lập với full mixed là cách hát pha toàn giọng, thường được dùng để phô diễn giọng hát) kèm theo những luyến giọng nhẹ nhàng, tinh tế, đậm chất dân ca truyền thống phương Đông.
Cách hát này giúp cô tạo ra nhưng lối nhả chữ riêng biệt, phù hợp với đặc trưng giọng hát của mình, khiến bài hát trở nên mềm mại, bay bổng, mượt mà như những dòng suối, lại phù hợp với mọi tai nghe, lứa tuổi. Bởi vậy, dù là light lirico soprano, nhưng giọng hát của Ngọc Lan lại rất ấm áp, đầy đặn, không quá chói sáng như nhiều ca sĩ khác cùng loại giọng.
Với những kĩ thuật hướng nội, ẩn giấu trong từng câu hát như vậy, cách hát của Ngọc Lan không cầu kì, hoa mĩ, mà chú trọng vào cảm xúc cũng như sự tự nhiên trong giọng hát. Bởi vậy, hát lại ca khúc của cô không khó nhưng cũng không dễ. Hát được thì dễ thôi, nhưng ra được cái khí chất nữ tính, Đông phương một thời ấy lại là cả vấn đề.
Dù là một giọng soprano, nhưng khả năng bẩm sinh giúp Ngọc Lan có thể xuống được quãng trầm một cách thoải mái mà không cần dựa nhiều vào kĩ thuật, cô có thể hát liên tục quãng trầm trong một đoạn dài với sự hỗ trợ tốt, đặc biệt là các note F3, B3, vì thế giọng hát của cô dù thanh mảnh nhưng vẫn có sức nặng và sâu chứ không hời hợt.
Ở quãng trầm, Ngọc Lan có thể hát note trầm trên các từ có thanh 2 (thanh sắc) vốn là thanh điệu mang âm điệu cao, bổng trong tiếng Việt, đây là một điều hiếm thấy với một soprano. Không những thế, khả năng chuyển giọng của cô cũng đáng kinh ngạc, trong ca khúc Revoir, cô có thể hát đều đặn ở quãng trầm trong suốt một đoạn dài để rồi đột ngột nhảy lên quãng cao với đúng âm sắc soprano như đang hát ở hai giọng khác nhau vậy.
Nếu ai biết tiếng Pháp còn có thể thấy Ngọc Lan có kĩ thuật xướng nguyên âm (vocalize) rất điêu luyện và quyến rũ, thuộc bậc nhất ở Việt Nam. Có thể nghe một số ca khúc cô hát bằng tiếng Pháp để thấy được điều đó như Encore, Lui, Comme toi, Femme amoureuse... để thấy được điều này. Ở đây, ta bắt gặp điểm chung giữa Ngọc Lan và các diva thế giới như Celine Dion, Lara Fabian là dùng nasal voice (đặc trưng giọng Pháp) rất tinh tế, sang trọng và đầy quý phái. Có thể nói Ngọc Lan như một quý cô châu Âu bước vào nhạc Việt vậy.
Hà Trần
Hà Trần có thể được coi là một tấm gương về sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, khi bằng sự miệt mài luyện thanh, cô đã biến giọng hát yếu, mỏng bẩm sinh của mình thành một trong những giọng nữ cao đẳng cấp của Việt Nam.
Về kĩ thuật thanh nhạc, có lẽ không một giọng nữ nào ở nhạc nhẹ Việt Nam dám qua mặt Hà Trần, khi cô được đào tạo liên tục hàng chục năm trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật với bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu, mẹ là nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Hiền (nguyên trưởng khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội), chú là nhạc sĩ Trần Tiến và tốt nghiệp hệ đại học khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội.
Với sự kết hợp tuyệt vời giữa cổ điển và hiện đại, cô có thể hát pianissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng) trên những legato (hát liền nốt) rất mượt mà, chuẩn mực, lại vừa có thể scat singing (một loại kĩ thuật khó của dòng nhạc Jazz) và cũng belt được những nốt cao vút. Dù rất hiếm khi phô diễn giọng hát, nhưng đã có lần, Hà Trần belt và giữ nốt Fa thăng (F#5) căng tràn, thoải mái, cộng hưởng vang rền đầy nội lực trong màn trình diễn ca khúc Dệt tầm gai tại Monsoon 2014.
Nhưng với tư duy âm nhạc sâu sắc, Hà Trần hiếm khi sử dụng kĩ thuật để trưng trổ nốt này nốt kia, mà dùng nó để biến giọng hát thành một thứ nhạc cụ đặc biệt, biến hóa hư ảo, để hòa cùng nhạc và tôn nhạc sĩ lên, đúng với tinh thần của một nghệ sĩ indie (các nghệ sĩ dòng indie phải tự thân vận động trong tất cả các khâu từ sáng tác, hòa âm, sản xuất, quảng bá và phát hành)
.
Về giọng hát của mình, Hà Trần đã từng một lần chia sẻ trên Fanpage Hội những người thích nghe nhạc Divas rằng: “Bình thường mình xuống E (Mi) thoải mái, nhưng lúc ko bị căng dây thanh có thể xuống Rê. Quãng giọng của mình bắt đầu từ Rê (thấp nhất) đến La quãng trên nữa (giả thanh) là đẹp và an toàn. Tuy nhiên, trong các bài aria cổ điển có khi chạy lướt lên B, C (Si, Đô giả thanh) vẫn được.
Giong mình khoảng gần 3 quãng tám, nhưng khoảng đẹp là 2 quãng 8 rưỡi. Chất giọng là nữ cao và nhẹ (rất hiếm) nên có thể chạy note chùm, note lướt rất nhanh”.
Hà Phạm Thăng Long
Dù là cái tên còn xa lạ với khán giả nhưng Hà Phạm Thăng Long vẫn xứng đáng là một trong những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.
Thăng Long sở hữu một chất giọng full lirico soprano vô cùng đầy đặn, chắc khỏe, quãng trung phát triển, âm lượng giọng hát lớn. Với những năng lực tiềm ẩn riêng của giọng hát, nếu chịu khó khổ luyện, cô hoàn toàn có khả năng phát triển thành spinto soprano – một loại giọng vô cùng hiếm ở Việt Nam cũng như châu Á.
Một số khán giả nghe Thăng Long hát không mic ở Nhà hát lớn Hà Nội từng nói đùa rằng giọng hát của cô rất lớn, khiến họ có cảm giác như đang nghe Birgit Nilsson (một giọng nữ cao kịch tính huyền thoại với giọng hát khổng lồ) vậy.
Tất nhiên, Thăng Long vẫn còn rất nhiều hạn chế trong giọng hát, đặc biệt về vấn đề legato, chuyển giọng và điều khiển giọng hát sao cho linh hoạt, nhưng cô vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
(Còn tiếp)
Có hai loại nữ cao trữ tình là full lirico soprano (nữ cao trữ tình đầy đặn) và light lirico soprano (nữ cao trữ tình mảnh).
Đặc trưng của full lirico soprano là âm sắc đầy đặn, có độ dày, khỏe, legato (hát liền note) phát triển với full voice (hát toàn giọng), có khả năng điều chỉnh âm lượng vừa phải trên quãng cao, âm lượng chắc chắn ở những quãng hát dài hơi. Điển hình cho loại giọng này là Lara Fabian, Celine Dion, Montserrat Caballe, Renee Fleming.
Đặc trưng của light lirico soprano là âm sắc mảnh, sáng, có khả năng chuyển giọng và pha giọng nhanh chóng, thực hiện kĩ thuật hoa mĩ dễ dàng hơn. Điển hình cho loại giọng này là Cyndi Lauper, Christina Aguilera, SoHyang, Kathleen Battle, Leona Lewis, Mirella Freni.
Kathleen Battle là giọng light lirico soprano điển hình ở opera
Nữ cao trữ tình là loại giọng phổ biến thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, có vô số giọng nữ cao trữ tình, nhưng sau đây là một số ca sĩ điển hình nhất.
Ngọc Lan
Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có ca sĩ nào dù đã qua đời hơn chục năm mà vẫn thu hút được nhiều người hâm mộ như Ngọc Lan. Fanclub của cô vẫn tồn tại trong rất nhiều năm qua, hoạt động một cách lặng lẽ nhưng bền vững.
Xuất hiện và nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc ngay từ những năm đầu thập niên 80, đi qua suốt hai mươi năm chặng đường ca hát, với một gia tài đồ sộ chừng 800 ca khúc thu âm, Ngọc Lan đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm lên nền nhạc trữ tình đương đại Việt Nam. Không màu mè, không khoa trương, cô giống như một bóng hồng lướt qua lâu đài âm nhạc, tặng lại cho đời một thanh sắc khó phai, cái mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng nói: "Ngọc Lan đã tạo ra một trường phái mang tên Ngọc Lan", ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này.
Chất buồn là một trong những khuynh hướng riêng mà Ngọc Lan phát triển cho âm nhạc của mình, đúng với phong cách "Tiểu thư buồn" cô mang. Ngọc Lan hát rất buồn, cái buồn trở thành bản chất cố hữu trong giọng hát, cách hát của cô, nên dù có hát những giai điệu uptempo vui tươi, nhanh mạnh thế nào thì vẫn cứ man mác buồn. Và, để cái buồn không bị sến, mà vẫn sang, Ngọc Lan đã khéo léo nhả chữ nhẹ nhàng, ấm áp, luyến vô cùng nhẹ, tạo nên sự mong manh, yếu đuối, cần được chở che.
Chất buồn trong giọng hát Ngọc Lan
Ngọc Lan là một trong số ít nghệ sĩ nữ biết phát huy phẩm chất giới tính của mình vào nghệ thuật, dùng nó để phát triển lối hát mới - lối "hát điệu", rất phù hợp với những giọng light lirico soprano sáng nhẹ. Quả thực mà nói, hiếm có ca sĩ nào hát điệu đà như Ngọc Lan, ngọt như rót mật vào tai, mềm đến tận xương tủy.
Lối hát điệu sang trọng của Ngọc Lan
Ca sĩ nữ ai cũng có thể hát điệu, nhưng không phải ai cũng điệu một cách hấp dẫn và văn minh như Ngọc Lan. Điệu mà làm quá mức, hoặc không biết kiểm soát giọng hát của mình, không biết cân bằng liều lượng của cái điệu ấy, không biết để nó vào chỗ nào thì dễ dàng bị lố, phản cảm, nói một cách dân giã là "điệu chảy nước". Nhưng Ngọc Lan thì không thế, cái điệu của cô được kiểm soát kĩ trong giọng hát và dồn nhiều kĩ thuật, giúp cho giọng hát của cô tự nhiên hơn, ngọt ngào hơn, cảm xúc hơn, như đang tự sự một câu chuyện tình vậy. Thậm chí, lối hát điệu này còn giúp cô bật được chất sáng trong âm sắc giọng nữ cao trữ tình của mình lên.
Cách hát này giúp cô tạo ra nhưng lối nhả chữ riêng biệt, phù hợp với đặc trưng giọng hát của mình, khiến bài hát trở nên mềm mại, bay bổng, mượt mà như những dòng suối, lại phù hợp với mọi tai nghe, lứa tuổi. Bởi vậy, dù là light lirico soprano, nhưng giọng hát của Ngọc Lan lại rất ấm áp, đầy đặn, không quá chói sáng như nhiều ca sĩ khác cùng loại giọng.
Dù là một giọng soprano, nhưng khả năng bẩm sinh giúp Ngọc Lan có thể xuống được quãng trầm một cách thoải mái mà không cần dựa nhiều vào kĩ thuật, cô có thể hát liên tục quãng trầm trong một đoạn dài với sự hỗ trợ tốt, đặc biệt là các note F3, B3, vì thế giọng hát của cô dù thanh mảnh nhưng vẫn có sức nặng và sâu chứ không hời hợt.
Ở quãng trầm, Ngọc Lan có thể hát note trầm trên các từ có thanh 2 (thanh sắc) vốn là thanh điệu mang âm điệu cao, bổng trong tiếng Việt, đây là một điều hiếm thấy với một soprano. Không những thế, khả năng chuyển giọng của cô cũng đáng kinh ngạc, trong ca khúc Revoir, cô có thể hát đều đặn ở quãng trầm trong suốt một đoạn dài để rồi đột ngột nhảy lên quãng cao với đúng âm sắc soprano như đang hát ở hai giọng khác nhau vậy.
Hà Trần có thể được coi là một tấm gương về sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, khi bằng sự miệt mài luyện thanh, cô đã biến giọng hát yếu, mỏng bẩm sinh của mình thành một trong những giọng nữ cao đẳng cấp của Việt Nam.
Về kĩ thuật thanh nhạc, có lẽ không một giọng nữ nào ở nhạc nhẹ Việt Nam dám qua mặt Hà Trần, khi cô được đào tạo liên tục hàng chục năm trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật với bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu, mẹ là nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Hiền (nguyên trưởng khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội), chú là nhạc sĩ Trần Tiến và tốt nghiệp hệ đại học khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội.
Hà Trần thực hiện scat singing – một kĩ thuật khó của Jazz và còn mới mẻ ở Việt Nam
Với sự kết hợp tuyệt vời giữa cổ điển và hiện đại, cô có thể hát pianissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng) trên những legato (hát liền nốt) rất mượt mà, chuẩn mực, lại vừa có thể scat singing (một loại kĩ thuật khó của dòng nhạc Jazz) và cũng belt được những nốt cao vút. Dù rất hiếm khi phô diễn giọng hát, nhưng đã có lần, Hà Trần belt và giữ nốt Fa thăng (F#5) căng tràn, thoải mái, cộng hưởng vang rền đầy nội lực trong màn trình diễn ca khúc Dệt tầm gai tại Monsoon 2014.
Hà Trần mixed voice F#5 đẳng cấp
Ngoài ra, Hà Trần cũng là giọng nữ cao hiếm hoi ở Việt Nam có thể hát đẹp và thoải mái trên quãng trầm, không thua kém gì một giọng nữ trung trầm nào.
Hà Trần hát quãng trầm một cách điêu luyện
Hà Trần hát quãng trầm một cách điêu luyện
Nhưng với tư duy âm nhạc sâu sắc, Hà Trần hiếm khi sử dụng kĩ thuật để trưng trổ nốt này nốt kia, mà dùng nó để biến giọng hát thành một thứ nhạc cụ đặc biệt, biến hóa hư ảo, để hòa cùng nhạc và tôn nhạc sĩ lên, đúng với tinh thần của một nghệ sĩ indie (các nghệ sĩ dòng indie phải tự thân vận động trong tất cả các khâu từ sáng tác, hòa âm, sản xuất, quảng bá và phát hành)
.
Về giọng hát của mình, Hà Trần đã từng một lần chia sẻ trên Fanpage Hội những người thích nghe nhạc Divas rằng: “Bình thường mình xuống E (Mi) thoải mái, nhưng lúc ko bị căng dây thanh có thể xuống Rê. Quãng giọng của mình bắt đầu từ Rê (thấp nhất) đến La quãng trên nữa (giả thanh) là đẹp và an toàn. Tuy nhiên, trong các bài aria cổ điển có khi chạy lướt lên B, C (Si, Đô giả thanh) vẫn được.
Giong mình khoảng gần 3 quãng tám, nhưng khoảng đẹp là 2 quãng 8 rưỡi. Chất giọng là nữ cao và nhẹ (rất hiếm) nên có thể chạy note chùm, note lướt rất nhanh”.
Hà Phạm Thăng Long
Dù là cái tên còn xa lạ với khán giả nhưng Hà Phạm Thăng Long vẫn xứng đáng là một trong những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.
Thăng Long sở hữu một chất giọng full lirico soprano vô cùng đầy đặn, chắc khỏe, quãng trung phát triển, âm lượng giọng hát lớn. Với những năng lực tiềm ẩn riêng của giọng hát, nếu chịu khó khổ luyện, cô hoàn toàn có khả năng phát triển thành spinto soprano – một loại giọng vô cùng hiếm ở Việt Nam cũng như châu Á.
Giọng hát nội lực, khỏe khoắn của Thăng Long
Một số khán giả nghe Thăng Long hát không mic ở Nhà hát lớn Hà Nội từng nói đùa rằng giọng hát của cô rất lớn, khiến họ có cảm giác như đang nghe Birgit Nilsson (một giọng nữ cao kịch tính huyền thoại với giọng hát khổng lồ) vậy.
Tất nhiên, Thăng Long vẫn còn rất nhiều hạn chế trong giọng hát, đặc biệt về vấn đề legato, chuyển giọng và điều khiển giọng hát sao cho linh hoạt, nhưng cô vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
(Còn tiếp)
Đức Long
-
3 giờ trướcKhi danh sách đề cử Giải thưởng Làn Sóng Xanh 2024 được công bố, sự thiếu vắng của Jack - J97, chủ nhân của hit Thiên lý ơi, nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý.
-
4 giờ trướcJack không được giải thưởng Làn Sóng Xanh 2024 để mắt đến vì sự nghiệp vướng nhiều ồn ào. Ngay sau đó, giọng ca quê Bến Tre có hành động gây tranh cãi.
-
5 giờ trướcDương Domic được dự đoán giành chiến thắng trong cuộc đua giải thưởng Gương mặt mới xuất sắc của Làn Sóng Xanh 2024.
-
6 giờ trướcKhí chất của nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm trong video mới đây khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, xế hộp của nữ ca sỹ cũng gây tò mò!
-
7 giờ trướcNhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ.
-
18 giờ trướcSau một năm kể từ khi đạt ngôi vị Quán quân "Ca Sĩ Mặt Nạ" mùa 2, ca sĩ Anh Tú "Voi" đã có một "hành trình rực rỡ" và nhận thêm nhiều tình cảm từ khán giả
-
22 giờ trướcBằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội.
-
1 ngày trướcMỹ Linh tiết lộ bản thân bị đau cổ, vai, gáy nên động tác trong Sân khấu Dance là thử thách đối với cô. Trong khi đó, Minh Hằng hài hước chia sẻ chuyện Minh Tuyết gọi điện xin giảm bớt động tác.
-
1 ngày trướcMột số sản phẩm bị chê "nhạc rác", vướng ồn ào đạo nhái của các ca sĩ show Anh trai khiến khán giả hụt hẫng, thất vọng. Sau cơn sốt từ hai game show Anh trai, chuyên gia nhận định về những chiêu thức truyền thông sau hàng loạt tranh cãi, điều các nghệ sĩ cần làm để giữ nhiệt và không bị cuốn theo những xu hướng bề nổi.
-
1 ngày trướcCa sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn "Mufasa: Vua sư tử". Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
-
1 ngày trướcĐoạn video ngày nhỏ của ca sĩ Jihyo - thành viên nhóm Twice - đang được quan tâm trên mạng xã hội X (Twitter cũ). Nội dung video ghi lại khoảnh khắc vui vẻ của Jihyo nhưng khiến người hâm mộ khó chịu.
-
1 ngày trướcSau ngôi vị quán quân Rap Việt, Dế Choắt, Seachains và Double2T có bước đệm thuận lợi để xây dựng sự nghiệp. Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, tất cả hụt hơi và bị những người từng thua mình ở game show vượt lên.
-
2 ngày trướcViện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai có thể đạt 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần doanh thu này không bao gồm doanh thu concert.
-
2 ngày trướcCa sĩ Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió.
-
2 ngày trướcViệc hàng chục concert quy mô lớn được tổ chức trong năm cho thấy năng lực tổ chức sự kiện biểu diễn ở Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp. Concert không chỉ tăng cường kết nối giữa nghệ sĩ và khán giả mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm âm nhạc và tương tác trực tuyến sau sự kiện.
-
2 ngày trướcThứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết concert sau show anh trai có sức hút không thua kém BlackPink. Với tiềm năng này, ngành nghệ thuật biểu diễn kỳ vọng thu 770 tỷ đồng vào năm 2030.
-
2 ngày trướcỞ tuổi gần 90, NSND Trần Hiếu vẫn hát, vẫn luyện thanh để chuẩn bị tâm thế ngồi bất cứ đâu, cứ được yêu cầu là biểu diễn.
-
3 ngày trướcHai show Anh trai mở ra sự sôi động chưa từng thấy cho nền giải trí Việt, tuy nhiên cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho các nghệ sĩ hoạt động độc lập hay các công ty vừa và nhỏ. Từ thành công của 63 nam nghệ sĩ, chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh ở thị trường quốc tế, nghệ sĩ Việt vẫn còn nhiều cơ hội chưa được khai thác triệt để.
Tin tức mới nhất
-
38 phút trước
-
1 giờ trước